Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Vô sinh nữ, nguyên nhân, cách phòng chữa

Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống với nhau khoảng thời gian một năm nhưng người vợ không thể mang thai mặc dù họ không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào.

Nguyên nhân

Vô sinh nguyên phát là thuật ngữ được sử dụng cho các cặp đôi chung sống với nhau sau ít nhất một năm dù không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không thể có con.

Vô sinh thứ phát được dùng để chỉ những trường hợp đã từng ít nhất một lần mang thai nhưng không thể thụ thai thêm lần nào nữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh, bao gồm yếu tố về thể chất và yếu tố tinh thần, cảm xúc. Nguyên nhân vô sinh bao gồm một loạt các thể chất cũng như yếu tố tình cảm. Khoảng 30 - 40% các trường hợp vô sinh là do các yếu tố xuất phát từ nam giới, các yếu tố đó bao gồm xuất tinh ngược dòng, bất lực, thiếu hụt nội tiết tố, các chất ô nhiễm môi trường, các vết sẹo gây ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc số lượng tinh trùng ít. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng là do sử dụng cần sa liều nặng hoặc do sử dụng các loại thuốc như cimetidine, spironolactone và nitrofurantoin.

Yếu tố nữ giới - Các vết sẹo để lại do mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc bệnh lạc nội mạc tử cung, rối loạn rụng trứng, thiếu chất dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, khối u, hoặc ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc - chiếm tới 40 - 50% nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng.

Chỉ còn khoảng 10 -30% các trường hợp vô sinh được xác định là do từ cả 2 giới, hoặc là xảy ra mà không xác định  được nguyên nhân.

Người ta ước tính rằng khoảng 10 - 20% các cặp vợ chồng sẽ không thể thụ thai sau 1 năm cố gắng để thụ thai. Điều quan trọng là việc mang thai cần được cố gắng ít nhất là 1 năm. Cơ hội thụ thai thành công xảy ra với các cặp vợ chồng khỏe mạnh, cả hai đều ở độ tuổi dưới 30 và có quan hệ thường xuyên chỉ ở mức 25 - 30% mỗi tháng. Khả năng sinh sản cao nhất của người phụ nữ xảy ra ở độ tuổi 20. Những phụ nữ tuổi ngoài 35 (và đặc biệt là sau tuổi 40), khả năng thụ thai thành công ở mức dưới 10% mỗi tháng.

Ngoài các yếu tố khác liên quan tới độ tuổi, nguy cơ vô sinh tăng cao còn có thể gây ra bởi các yếu tố như:

Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng (làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mắc bệnh PID (bệnh viêm vùng chậu)

Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn ở nam giới

Quai bị (nam)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (nam)

Tiền sử y khoa trước đây bị phơi nhiễm các chất gây ung thư (nam hay nữ)

Rối loạn ăn uống (phụ nữ)

Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng

Lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Khuyết tật của tử cung (myomas) hoặc tắc nghẽn cổ tử cung

Mắc các bệnh (mãn tính) như bệnh tiểu đường

Triệu chứng

Không có khả năng mang thai

Một loạt các phản ứng cảm xúc từ người vợ hoặc chồng hoặc từ cả hai. Nói chung, các phản ứng như vậy thường xảy ra nhiều hơn giữa các cặp vợ chồng không có con. Việc có ít nhất một đứa con có xu hướng làm giảm đi những cảm xúc đau đớn.

Dấu hiệu và kiểm tra:

Một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện ở cả người vợ và người chồng là điều cần thiết. Kiểm tra có thể bao gồm:

Phân tích tinh dịch - mẫu xét nghiệm được thu thập sau 2 đến 3 ngày kiêng khem đầy đủ để xác định khối lượng và độ nhớt của tinh dịch và số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, tốc độ bơi lội và hình dạng.

Đo nhiệt độ cơ thể cơ bản - lấy nhiệt độ của người phụ nữ vào mỗi buổi sáng trước khi cơ thể phát sinh một nỗ lực để đạt 0,4-1,0 độ Ft tăng nhiệt độ liên quan đến khả năng rụng trứng.

Theo dõi biến động nhầy cổ tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để theo dõi các chất nhầy ướt, co giãn, và trơn kết hợp với giai đoạn rụng trứng.

Thử nghiệm Postcoital (PCT) để đánh sự tương tác dịch nhầy ở cổ tử cung thông qua phân tích chất nhầy cổ tử cung thu được sau 2-8 giờ các cặp vợ chồng giao hợp.

Đo hoocmon giới tính duy trì thai huyết thanh (xét nghiệm máu).

Lấy mẫu sinh tiết hổng tràng ở nội mạc tử cung của người phụ nữ (nội mạc tử cung).

Lấy mẫu sinh tiết hổng tràng ở tinh hoàn của nam giới (hiếm khi được thực hiện).

Đo lượng hoocmon luteinizing trong nước tiểu để dự đoán thời điểm rụng trứng và hỗ trợ với thời gian giao hợp.

Thách thức progestin khi người phụ nữ rụng trứng không thường xuyên có hoặc không có khả năng rụng trứng.

Xác đinh nồng độ nội tiết tố (xét nghiệm máu) cho vợ hoặc chồng hoặc cả  2 người.

Chụp X - quang vòi tử cung (HSG) - một quy trình chụp x-quang thực hiện với chất cản quang, các chất này kiểm tra ống dẫn tinh trùng từ cổ tử cung thông qua tử cung và ống dẫn trứng.

Phẫu thuật nội soi cho phép quan sát trực tiếp các khoang xương chậu.

Nữ giới cần khám phụ khoa để xác định xem có u nang hay không.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh. Nó có thể liên quan đến:

Giáo dục và tư vấn các biện pháp đơn giản

Các loại thuốc để điều trị nhiễm trùng hoặc thúc đẩy sự rụng trứng

Áp dụng các cách biện pháp tinh vi, hiện đại như thụ tinh trong ống nghiệm

Điều quan trọng là các cặp vợ chồng phải nhận ra và thảo luận về những ảnh hưởng từ cảm xúc có liên quan tới vô sinh và cùng với nhau tìm đến sự trợ giúp, tư vấn của các bác sĩ.

Những hy vọng (tiên lượng)

Một nguyên nhân dẫn tới  khoảng 85 - 90% các cặp vợ chồng mắc vô sinh.

Điều trị thích hợp (không bao gồm các kỹ thuật tiên tiến như thụ tinh trong ống nghiệm) cho phép thụ thai thành công từ 50-60% các cặp vợ chồng vô sinh trước đây.

Nếu không có bất kỳ sự can thiệp điều trị nào, 15 - 20% các cặp vợ chồng trước đây được chẩn đoán là vô sinh cuối cùng sẽ có thai.

Phòng chống

Bởi vì vô sinh thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn có thể giảm thiểu nguy cơ vô sinh trong tương lai. Bệnh lậu và bệnh nhiễm khuẩn sinh dục chlamydia là hai nguyên nhân thường gặp nhất của vô sinh liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.

Các bệnh lây qua đường tình dục thường không có triệu chứng lúc đầu, cho đến khi bệnh sưng khung chậu hoặc bệnh viêm vùng chậu phát triển. Các quá trình viêm gây ra sẹo ở ống dẫn trứng và làm giảm khả năng sinh sản, gây ra tình trạng hoàn toàn vô sinh, hoặc sự gia tăng của việc mang thai ngoài tử cung .

Chủng ngừa quai bị đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh quai bị biến chứng ở nam giới dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn. Tiêm chủng phòng ngừa quai bị để ngăn ngừa bệnh vô sinh liên quan đến quai bị.

Một số hình thức kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng tránh thai ở tử cung (IUD), dẫn đến một nguy cơ cao bị vô sinh trong tương lai. Tuy nhiên, vòng tránh thai không được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ chưa từng có con.

Phụ nữ lựa chọn vòng tránh thai phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhỏ, đó là nguy cơ mắc vô sinh liên quan đến việc sử dụng vòng tránh thai. Hãy suy nghĩ kĩ về nguy cơ này, cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng của biện pháp này so với nguy cơ gặp rủi ro mà nó gây ra, cần xem xét và thảo luận với bạn đời của mình và các bác sĩ để có những biện pháp an toàn.

Chẩn đoán sớm và điều trị lạc nội mạc tử cung có thể làm giảm nguy cơ vô sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét