Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Thịt nướng gây bệnh ung thư?

Các nhà khoa học cảnh báo rằng nướng thịt gây ra chất gây ung thư hình thành trong thịt. Dưới đây là 5 bước đơn giản để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Bạn đã biết gì về những phát hiện gần đây chưa? Hóa ra, những buổi tụ tập ăn đồ nướng mà chúng ta đã tham gia trong mùa hè có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư. (Hay là các nhà khoa học đưa ra điều đó chỉ là để hạn chế những buổi tụ tập vui vẻ của chúng ta?)

Thật không may, đó lại là sự thật: Nướng thịt trên than nóng hoặc trên lửa có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư trong thịt. Và qua các nghiên cứu ở người, chúng ta đã có đủ bằng chứng chứng minh sự liên kết đáng ngờ giữa bệnh ung thư và việc ăn thịt, đặc biệt là thịt nướng.

Đó hoàn toàn là những bằng chứng gián tiếp và chúng ta không thể nói chắc chắn rằng ăn thịt nướng làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, nó đủ để khiến cho những gia đình thường xuyên tổ chức những bữa tiệc nướng ngoài trời cảm thấy cần để tâm, thận trọng với việc này hơn.

Thịt nướng gây ra ung thư như thế nào?

Có hai loại hợp chất trong thịt nướng gây ra sự nguy cơ mắc ung thư. Đầu tiên là các amin dị vòng, còn được gọi là HCAs. Chúng được hình thành khi protein trong thịt động vật tiếp xúc với bề mặt cực nóng và nhiệt độ trong lò nướng của bạn có thể sẽ cao hơn nhiều so với nhiệt độ trong lò vi sóng hoặc bếp nướng điện.

Vấn đề thứ hai là polycyclic aromatic hydrocarbons, hoặc PAHs. Những chất này được tạo ra khi mỡ trong thịt nhỏ giọt xuống than nóng hoặc lửa và bốc cháy. Kết quả là khói sinh ra chính là chất độc hại bám vào miếng thịt.

Với kiểu như vậy, các hợp chất này không chỉ là gây ra vấn đề với các loại thịt đỏ. Chúng cũng xảy ra khi chúng ta nướng thịt lợn, thịt gà và cá. Nhứng người ăn chay là những người không có nguy cơ bị ung thư vì: nướng rau, nấm, đậu, bánh mì kẹp rau không sinh ra PAHs hoặc HCAs.

May mắn thay, chúng ta không cần phải hoàn toàn từ bỏ những vỉ thịt nướng yêu thích của mình. Dưới đây là 5 bước đơn giản bạn có thể thực hiện để giảm thiểu sự hình thành các hợp chất gây ung thư khi nướng thịt.

Điểm cộng là những lời khuyên này cũng làm cho món thịt nướng của bạn mềm hơn và hương vị hấp dẫn hơn.

1.  Giữ nhiệt độ của lò nướng ở mức vừa phải 

Nếu bạn đang nướng trên bếp nướng sử dụng gas, bạn không cần phải để lò đốt ở mức to nhất, nhất là khi bạn không sử dụng hết toàn bộ bề mặt nướng. Vặn nhỏ bếp nướng sẽ làm giảm sự hình thành của HCAs và cũng giúp giữ cho món thịt của bạn không bị khô trước khi nó được nướng chín.

Nếu bạn sử dụng than hoa để nướng, bạn chỉ cần lượng than vừa đủ để tạo thành một lớp than bên dưới vỉ nướng. Ngay cả khi bạn định làm một bữa tiệc nướng trong cả buổi chiều, bạn cũng không cần phải cho hàng đống than vào. Bắt đầu với một ngọn lửa vừa phải và thêm một ít than vào đó sau 30 phút hoặc lâu hơn để giữ cho ngọn lửa luôn cháy ở mức ổn định, nhiệt vừa phải

2.  Sử dụng phương pháp nướng gián tiếp 

Cho than nướng ở một bên của bàn nướng (hoặc xung quanh các cạnh) và nướng thịt ở phía bên kia (hoặc ở giữa). Vì mỡ từ thịt chảy xuống không rơi vào than nóng, phương pháp này làm giảm ngọn lửa bùng lên, giúp tránh sự hình thành của PAHs. Món thịt nướng của bạn cũng sẽ được chín đều hơn, mà không bị cháy thành than. Bạn có thể điều chỉnh lửa trên một bếp nướng sử dụng gas để tạo ra các tác dụng tương tự, nhưng khi bạn đang sử dụng phương pháp nướng bằng nhiệt gián tiếp, bạn cần phải đậy vung khi nướng.

3.  Sử dụng thịt nạc

Thịt không có mỡ, như thịt lợn thăn, sườn, thịt gà không da, và bánh mì kẹp thịt được làm bằng thịt bò hoặc gà tây nạc cũng sẽ làm giảm lượng mỡ chảy xuống và giảm nguy cơ mỡ bốc cháy .

4.  Trần thịt trước khi  nướng

Trần thịt trước khi nướng làm giảm lượng thời gian nướng thịt, làm giảm cơ hội hình thành của HCAs. Thêm vào đó, nó sẽ đẩy nhanh thời gian nướng và giữ thịt và thịt gà ngọt hơn. Cách đơn giản nhất là sử dụng lò vi sóng. Thịt làm nhân bánh hamburger cần 2 phút cho mỗi pound, thịt gà cần 4-5 phút cho mỗi pound. Sau đó đặt chúng trên bếp nướng với nước sốt yêu thích của bạn hoặc những gia vị riêng để làm tăng hương vị thơm ngon tuyệt vời cho món thịt nướng.

Cảnh báo: Trần thịt trước khi nướng sau đó không nướng ngay có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Chúng ta nên nướng thịt ngay sau khi trần thịt. Nếu bạn thực hiện món nướng tại công viên hoặc địa điểm khác xa lò vi sóng, điều này là không khả quan cho lắm. Tuy nhiên, gợi ý cuối cùng của tôi sẽ rất hoàn hảo cho trường hợp đó:

5. Sử dụng nước xốt và tẩm ướp gia vị 

Đây là cách tuyệt vời nhất để tránh sự hình thành các hợp chất có hại. Ướp thịt trong ít nhất là 30 phút có thể làm giảm sự hình thành của HCAs lên đến 90%. Bạn có thể sử dụng một ít nước xốt trước được chuẩn bị trước, hoặc có thể tự mình tạo ra một loại nước xốt riêng. Ướp cũng là một cách tuyệt vời để giúp thịt nạc, không có mỡ được mềm hơn.

Đối với bánh mì kẹp thịt (khó ướp), trộn một số loại rau thơm và gia vị vào thịt. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp ngăn chặn sự hình thành của hóa chất có hại mà lại tạo ra hương vị thơm ngon cho những chiếc bánh. Sử dụng loại rau thơm oregano tươi hoặc khô, lá hương thảo, rau mùi tây, húng tây, ớt, hạt tiêu đen, thì là, nghệ, tỏi hoặc thử hỗn hợp gia vị khác theo khẩu vị của bạn.

Đừng quên rau

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bàn ăn luôn chứa nhiều rau, nấm, cho dù bạn nướng, ăn sống, hoặc bằng bất kỳ cách nào khác mà bạn thưởng thức chúng. Các chất dinh dưỡng trong trái cây tươi và rau quả giúp trung hòa các hợp chất có hại trong đường tiêu hóa của bạn và có tác dụng chống ung thư.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Những thảo mộc chữa đau đầu

Bạn có biết ớt hay được dùng làm gia vị và trong nước chấm nữa, hóa ra vị cay ngon ngon mà mọi người thích ăn lại có tác dụng của nó, người ta cảm thấy thích ăn thứ gì đó tức là cơ thể cần chất đó.

Khi bạn bị đau đầu, một viên thuốc giảm đau là một cách dễ dàng để xua đuổi cơn đau. Nhưng những loại thảo mộc như ớt cũng có thể giúp bạn điều này.

James A. Duke, Tiến sĩ, tác giả của cuốn The Green Pharmacy, đưa ra 5 lựa chọn để bạn xem xét:
  • Ớt đỏ: Nghiên cứu cho thấy thành phần tạo ra vị cay, capsaicin, chống lại các cơn đau đầu. Đây là lý do tại sao trong nước chấm thường có vị cay của ớt.
  • Cây cúc thanh nhiệt và gừng: Nghiên cứu cho thấy thường xuyên sử dụng cây cúc thanh nhiệt làm giảm tần suất đau nửa đầu, trong khi gừng có thể làm dịu các triệu chứng. Phụ nữ mang thai không được sử dụng Cúc thanh nhiệt.
  • Xạ hương: được sử dụng dưới dạng xông hơi để giảm bớt đau nhức cơ bắp ở cổ, vai, và giảm chứng đau đầu căng thẳng. Bạn cũng có thể uống trà cỏ xạ hương. Hãy thử xem liệu loại cỏ xạ hương này có thể làm món salad cho bạn hay không.
  • Cây liễu: Loại thảo dược này có chứa salicin, một chất giống như aspirin trong các thuốc giảm đau đầu.
Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ

Hãy nhớ rằng, giống như các loại thuốc dược phẩm, các loại thảo mộc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc. Vì vậy, trước khi chạy đến các cửa hàng thực phẩm để mua các loại thảo dược trên, hãy trình bày kế hoạch với bác sĩ của bạn và hỏi xin ý kiến về liều lượng sử dụng thích hợp.

Các thực phẩm và thảo dược giúp bạn trẻ lâu

Theo nguyên tắc chung, các loại rau quả sáng màu như cà rốt, bông cải xanh, ớt đỏ có chứa chất chống ôxy hóa hơn các loại rau quả nhạt màu hay có màu nhợt nhạt như cần tây hoặc dưa chuột.

Một ngoại lệ cho quy tắc này là nấm. Mặc dù nấm có màu sắc nhợt nhạt hoặc không có màu mè sắc nét đẹp mắt nhưng lại có chứa nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt, đóng gói các tác dụng chống oxy hóa lớn và lành tính, dễ hấp thụ bởi cơ thể.

Các thực phẩm thức ăn thông thường có chứa chất chống ôxy hóa là cà chua, ớt xanh, bí ngô, bí xanh, cà rốt, đậu xanh.

Nhưng từ khi biết về nấm, bạn nên sử dụng nấm thường xuyên hơn. Chất chống ôxy hóa và khoáng chất trong nấm giúp bạn khỏe mạnh, trẻ trung lâu hơn, và chăm sóc cho cả làn da của bạn nữa.

Ôxy hóa là nguyên nhân tạo ra các gốc tự do, phá hủy hoặc làm hư hại các tế bào, làm giảm miễn dịch và làm cho bạn già nhanh hơn.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nấm tốt cho sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực và dinh dưỡng

Nguyên liệu nấm có đầy đủ các hương vị quyến rũ và được đóng gói với vitamin, khoáng chất và các chất chống lão hóa để làm cho bạn trẻ đẹp lâu hơn.

Có nấm trong tủ lạnh sẽ tạo ra cảm giác yên tâm khi nấu ăn. Trong vài phút, bạn đã có nấm trong bánh mì nướng, bánh pizza, hoặc pha trộn súp nhanh chóng. Một lát sau, bạn có món risotto hoặc mì ống dễ dàng.

Nấm không phải là thịt nhưng nấm có những hương vị của thịt và đặc biệt hơn, vì vậy bạn có thể dựa vào nấm để đưa hương vị Umami khác biệt vào một món ăn ngon. Kết hợp với kem, pho mát và giăm bông, nấm làm giàu thêm hương vị nhẹ nhàng.

Tại sao nấm tốt cho bạn?

Trong trường hợp thiếu ánh sáng mặt trời, bổ sung, ăn nấm là một cách tốt để tăng nồng độ vitamin D trong bạn, như vậy nấm vừa ngon vừa cho bạn vitamin D (ergosterols trong nấm chuyển hóa thành vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng). Thiếu vitamin D được cho là khá phổ biến ở Anh.

Và vitamin B, giúp cơ thể phá vỡ các protein, chất béo và carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể năng động, và là nhân tố quan trọng cho hệ thần kinh hoạt động tốt.

Đặc biệt, Betaglucans trong nấm thúc đẩy khả năng miễn dịch và kháng dị ứng, ngăn ngừa chống ung thư. Các khoáng chất selenium và ergothioneine, các chất chống ôxy hóa đặc trưng giúp bảo vệ các tế bào của chúng ta khỏi bị hư hại - nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính và già trước tuổi.

Nấm còn cho bạn các chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người như chất đồng, sắt, can xi, cali, kẽm. Nấm là một tổ hợp cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu đồng thời các chất này trong nấm dễ được hấp thụ và kết hợp với nhau trong cơ thể bạn.

Kẽm là là nhân tố tạo nên sức mạnh đàn ông và nhu cầu dục tính ở phụ nữ, có vai trò thiết yếu với sự mạnh khỏe của tuyến tiền liệt, ham muốn tình dục, số lượng & chất lượng tinh trùng.

Cũng giống như vitamin, kẽm là quan trọng và không thể thiếu, là nguyên tố cơ bản để tạo nên các hormone kiểm soát sự phát triển của cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với hóc môn testosterone. Thiếu kẽm là một nguyên nhân là giảm ham muốn tình dục cả với phụ nữ, sẽ dẫn tới chức năng giới tính thất thường.

Kẽm còn cần thiết cho trẻ em và phụ nữ mang thai, vì nó làm tăng quá trình phân chia và phát triển tế bào giúp cơ thể phát triển, bên cạnh tác dụng giúp phụ nữ mang thai chống nghén…

Các chất đồng, sắt, canxi tạo nên các tế bào hồng cầu, làm xương chắc khỏe để giữ dáng, làm đẹp da tóc...

Làm đẹp

Kẽm, đồng, sắt, selenium, vitamin D được xem là những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da và mái tóc. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có lượng kẽm thấp thường biểu hiện có nhiều mụn trứng cá. Khi thiếu kẽm và các chất nói trên, sức đề kháng và miễn dịch giảm, vết thương khó lành, giảm chức năng của hấu hết các tế bào miễn dịch đồng thời làm gia tăng cho sự chuyển đổi hormone testosterone thành dihydro testosteron dẫn đến làm tăng tiết bã nhờn qua da quá mức và gây sừng hóa nang lông, nguyên nhân chính gây ra mụn.

Hơn nữa, một vẻ đẹp rạng ngời cần có sức sống tỏa ra từ bên trong bạn, dùng nấm hàng ngày cho bạn điều này. Nấm có đầy đủ các chất dinh dưỡng không gây béo cho bạn giảm cân ổn định, duy trì và kiểm soát cân nặng để giữ dáng, không làm cho bạn bị mệt do ăn kiêng thiếu chất.

Đọc xong bài viết này, bạn sẽ thấy thêm yêu nấm hơn, từ ẩm thực cho tới các tác dụng cho sức khỏe, nâng cao chất lượng sống, thêm yêu cuộc sống và công việc.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Bí quyết làm đẹp từ xa xưa cho da, xương, giảm cân

Người ta nói rằng hoàng hậu Võ Tắc Thiên (719-756), được coi là người phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc, sử dụng nấm tuyết để chăm sóc khuôn mặt và cơ thể của mình.

Nấm tuyết là cách gọi khác của Mộc nhĩ trắng, được đánh giá rất cao như một loại thuốc bổ cho làn da đẹp trẻ trung & khỏe mạnh.

Mộc nhĩ trắng có tên khoa học là Tremella fuciformis, loại nấm rất phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa, giàu chất xơ và vitamin D. Được sử dụng ở châu Á như một loại thuốc bổ khí huyết và tăng miễn dịch cho cơ thể, xem thêm Các lợi ích của nấm. Nấm này còn là một loại nấm dược liệu rất phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc, được sử trong xi-rô ho để điều trị viêm phế quản mãn tính và một số bệnh khác liên quan đến ho như hen suyễn, ho khan và nhiệt trong phổi.

Thành phần quan trọng có trong mộc nhĩ trắng
  • Một nguồn giàu vitamin D tự nhiên. Mộc nhĩ trắng có chứa hàm lượng vitamin D cao nhất trong số các loại thực phẩm có nguồn gốc thiên được biết đến.
  • Vitamin D làm tăng hấp thu canxi từ ruột, và duy trì nồng độ canxi huyết thanh và mật độ xương bình thường.
  • Bốn nấm mộc nhĩ trắng mỗi ngày có khoảng 270 IU vitamin D, một lượng vitamin D lý tưởng để bổ sung cho cơ thể hàng ngày.
Lượng Vitamin D (IU) có trong 100 gam thực phẩm
  • Mộc nhĩ trắng khô: 38,8
  • Dầu gan cá thu: 22,2
  • Cá hồi (Đại Tây Dương): 650
  • Cá ngừ: 249
  • Tôm: 150
  • Hạt hướng dương: 92
Lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày
  • 200 IU / ngày (Dưới 50 tuổi)
  • 400 IU / ngày (51 - 70 tuổi)
  • 600 IU / ngày (Trên 71 tuổi)
Lượng vitamin D tối đa cho phép
  • 1.000 IU / ngày (1 tuổi trở lên)
  • 2.000 IU / ngày (dưới 1 tuổi)

Mộc nhĩ trắng giàu chất xơ

Mộc nhĩ trắng cũng rất giàu chất xơ. Chất xơ không hòa tan trong nước giúp dễ tiêu. Còn chất xơ hòa tan trong nước tạo thành một chất giống như keo bao phủ dạ dày, chúng làm quá trình hấp thụ glucose chậm hơn và làm giảm cholesterol.

Bốn chiếc mộc nhĩ trắng cung cấp khoảng 1 gam của cả hai loại chất xơ trên để bổ sung lượng chất xơ cần thiết từ bữa ăn hàng ngày.

Mộc nhĩ trắng là trợ thủ trong việc làm đẹp

Theo phương pháp truyền thống thì những người phụ nữ Trung Quốc, bao gồm cả người đẹp Dương Quý Phi huyền thoại, đã dùng mộc nhĩ trắng để làm cho da ẩm, mềm mại và dẻo. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, mộc nhĩ trắng nuôi dưỡng phổi, dạ dày và thận, tăng cường xương, giúp duy trì trọng lượng lý tưởng và cung cấp độ ẩm thích hợp cho da thuộc mạng phổi.

Khả năng giữ nước của nấm hơn axit hyaluronic!

Axít Hyaluronic là một carbohydrate sinh ra tự nhiên trong các phần khác nhau của cơ thể. Trong các tế bào da nó giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, do đó nó được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như một nhân tố giữ nước cho da.

Polysaccharide chứa trong nấm tuyết có khả năng giữ nước tuyệt vời. Nó có thể giữ lượng nước tương đương với gần 500 lần trọng lượng của nó, lớn hơn nhiều lần khả năng giữ nước của axít hyaluronic.

Khi polysaccharide từ mộc nhĩ trắng được sử dụng cho da trong thời gian khoảng 4 tuần, khả năng giữ nước của da và lớp sừng đã được cải thiện rất nhiều.

Ảnh hưởng của mộc nhĩ trắng tới da vẫn chưa được nghiên cứu, nhưng có một truyền thống lâu đời của việc sử dụng chế độ ăn uống của người Châu Á cho mục đích này.

Bệnh cúm hay gặp và các biến chứng nguy hại

Bệnh cúm hay gặp và các biến chứng nguy hại
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng mũi, họng và phổi mà mọi người hay gặp phải. Nó lây lan dễ dàng.

Bài viết này giúp bạn có hiểu biết về các lọại cúm A và B, cúm lợn H1N1 để phòng tránh hay phát hiện sớm để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguyên nhân
  • Bệnh cúm do virus cúm gây ra.
  • Hầu hết mọi người bị cúm khi họ hít phải những hạt nước bọt li ti từ miệng của những người bị cúm khi họ ho hoặc hắt hơi. Chúng ta cũng có thể bị nhiễm cúm nếu chúng ta chạm vào một vật gì đó có vi rút bám trên đó, sau đó chúng ta lại chạm vào miệng, mũi, hoặc mắt.
  • Đôi khi người ta hay nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm. Hãy chú ý, hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau.Tuy nhiên, bạn có thể thường mắc một số triệu chứng tương tự. Hầu hết mọi người bị cảm lạnh vài lần mỗi năm. Thường thì trong một năm chúng ta sẽ bị cảm cúm vài lần.
  • Đôi khi, chúng ta có thể bị tấn công bởi một loại virus khiến chúng ta bị nôn ra hoặc bị tiêu chảy. Một số người gọi đây là "cúm dạ dày". Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Nó không phải là một bệnh cúm. Bệnh cúm chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, họng, và phổi.
Triệu chứng
  • Các triệu chứng cúm thường bắt đầu diễn ra một cách nhanh chóng. Bạn có thể bắt đầu cảm nhận được mình bị bệnh sau khoảng từ 1 - 7 ngày tiếp xúc với người bệnh hay ở gần xung quanh khu vực chứa vi rút. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau 2-3 ngày.
  • Bệnh cúm có khả năng lây lan nhanh và dễ dàng. Nó có thể ảnh hưởng, gây ra tình trạng nhiều người cùng mắc bệnh chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
  • Triệu chứng đầu tiên là một cơn sốt khoảng 39 - 40°C. Người lớn thường sốt thấp hơn so với trẻ em.
Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Ớn lạnh
  • Chóng mặt
  • Mặt nóng và đỏ
  • Đau đầu
  • Thiếu năng lượng
  • Buồn nôn và bị nôn
Sốt và đau nhức bắt đầu biến mất sau 2-4 ngày. Nhưng sẽ kèm theo các triệu chứng mới, bao gồm:
  • Ho khan
  • Các triệu chứng hô hấp tăng lên
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau họng
Hầu hết các triệu chứng thường biến mất sau từ  4-7 ngày. Nhưng ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài hàng tuần.

Đôi khi, cơn sốt có thể sẽ quay trở lại.

Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, miệng đắng không cảm thấy đói, không muốn ăn, ăn không ngon miệng.

Bệnh cúm có thể khiến cho bệnh hen suyễn, khó thở và những căn bệnh kinh niên khác trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe

Hầu hết mọi người không cần phải đi khám bác sĩ hoặc y tá khi họ có các triệu chứng cúm. Điều này là do hầu hết mọi người không có nguy cơ bị cúm nặng.

Nếu bạn đang bị cúm nặng, bạn có thể đi khám bác sĩ hoặc y tá. Những người có nguy cơ cao bị mắc các biến chứng cúm cũng có thể cần phải đi khám bác sĩ nếu họ bị cúm.

Khi nhiều người cùng bị cúm trong một vùng, một khu vực nào đó, bác sĩ có thể chẩn đoán sau khi biết được các triệu chứng. Việc khám hay xét nghiệm sẽ không cần thiết nữa.

Có một bài kiểm tra để phát hiện bệnh cúm. Nó được thực hiện bởi việc làm sạch mũi hoặc cổ họng. Hầu như các kết quả  xét nghiệm đều được thông báo sớm. Phương pháp  kiểm tra này có thể giúp bác sĩ quyết định được phương pháp điều trị tốt nhất.

Biện pháp giúp loại bỏ các triệu chứng?

Thuốc Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) giúp hạ sốt. Đôi khi bác sĩ đề nghị bạn sử dụng cả hai loại thuốc này nhưng không được sử dụng thuốc aspirin.

Khi bị sốt không nhất thiết phải bằng mọi cách giảm nhiệt độ xuống mức bình thường. Hầu hết chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống 1 độ.

Dùng một số loại thuốc cảm cúm có thể khiến một số triệu chứng thuyên giảm. Thuốc ho dạng nước hoặc thuốc dạng xịt họng sẽ giúp chúng ta giảm đau họng.

Người bị cúm sẽ cần phải nghỉ ngơi nhiều. Uống nhiều nước. Không hút thuốc hoặc uống rượu.

Còn thuốc kháng virus thì sao?

Hầu hết mọi người với các triệu chứng sốt nhẹ hơn cảm thấy tốt hơn sau 3-4 ngày. Họ không cần phải đi khám bác sĩ hoặc dùng thuốc kháng virus.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho những người mắc cúm ở mức độ nặng hơn. Bạn có thể cần các loại thuốc này nếu bạn có khả năng cao mắc các biến chứng cúm.

Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian xuất hiện các triệu chứng, ít hơn khoảng 1 ngày. Các loại thuốc trên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn sử dụng ngay khi xuất hiện các triệu chứng trong vòng 2 ngày đầu.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc các loại cúm nguy hiểm cũng có thể cần dùng các loại thuốc này.

Dự đoán

Hàng triệu người ở Hoa Kỳ bị cúm mỗi năm. Hầu hết những người mắc cúm sẽ cảm thấy khá hơn trong vòng một hoặc hai tuần.

Nhưng hàng ngàn người mắc bệnh cúm đã chuyển thành viêm phổi hoặc viêm não. Họ cần phải nhập viện. Mỗi năm có khoảng 36.000 người Mỹ chết vì mắc cúm và các bệnh liên quan tới cúm.

Bất cứ ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm:
  • Người trên 65 tuổi
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai trên 3 tháng trong thời gian bệnh cúm  đang bùng phát
  • Bất cứ ai đang ở trong cơ sở chăm sóc y tế dài hạn
  • Bất cứ ai mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, tiểu đường hoặc bị suy yếu hệ thống miễn dịch
Biến chứng có thể xảy ra

Các biến chứng có thể bao gồm:
  • Viêm phổi
  • Viêm não (nhiễm trùng não)
  • Viêm màng não
  • Co giật
Khi nào cần tới sự giúp đỡ của các Chuyên gia y tế

Gọi ngay cho các bác sĩ hay y tá nếu bạn bị cúm và nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có nguy cơ mắc các biến chứng.

Hoặc bạn cần gọi ngay cho bác sĩ hay y tá nếu các triệu chứng cúm của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng và việc tự điều trị ở nhà không có tiến triển, không mang lại hiệu quả.

Phòng bệnh

Bạn có thể thực hiện các bước sau để tránh bị nhiễm bệnh hoặc lây lan cúm sang những người khác. Cách tốt nhất là tiêm vắc xin phòng cúm.

Nếu bạn mắc cúm:
  • Nghỉ ngơi ở nhà, phòng kí túc ít nhất thêm 1 ngày sau khi cơn sốt đã biến mất
  • Đeo khẩu trang nếu rời khỏi phòng, khi đi ra ngoài
  • Tránh dùng chung thức ăn, đồ dùng, chén, hoặc chai
  • Sử dụng nước rửa tay thường xuyên trong ngày và luôn dùng sau khi tay chạm vào mặt
  • Che miệng bằng khăn giấy khi ho và vứt bỏ sau khi sử dụng
  • Ho vào tay áo của bạn nếu không có khăn giấy. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, và miệng

Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (The Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Mỹ khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên thực hiện chủng ngừa cúm.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Sô cô la cho ngày tình yêu Valentine

Thời xa xưa, Sô cô la đã nổi tiếng là một "thực phẩm bị cấm kị" bởi vì chất lượng thơm ngon tuyệt vời của nó, nên nó được coi là thực phẩm dành riêng cho các cho các vị thần. Trong thực tế, người Maya cổ đại đã coi sô cô la như là loại thực phẩm dùng để dâng lên các vị thần.

Ngày nay, Sô cô la trở thành loại thực phẩm khá phổ biến và rất được ưa chuộng bởi các bạn trẻ, đặc biệt là vào Ngày lễ Valentine. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sô cô la không chỉ là món quà có ý nghĩa trong ngày lễ tình nhân Valentine, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe để sống và yêu.

Sô cô la có chứa nhiều chất béo bão hòa khác nhau

Chocolate có chứa bơ ca cao, chất có nhiều trong chất béo bão hòa, nhưng một phần ba số chất béo trong sô cô la đến từ axit stearic. Mặc dù đó là một chất béo bão hòa, tuy nhiên axit stearic không tăng lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) như hầu hết các chất béo bão hòa khác. Axit stearic được chuyển đổi trong gan thành axit oleic, một chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim.

Một phần ba số chất béo khác trong sô cô la đến từ chính axit oleic. Trong một nghiên cứu gần đây, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi trong một chế độ ăn uống mà đa số lượng calo béo được cung cấp thông qua việc ăn sô cô la hoặc ăn bơ. Các tình nguyện viên đã sử dụng chất béo từ sô cô la không cho thấy sự gia tăng nồng độ cholesterol, nhưng những người ăn chất béo từ bơ lại xuất hiện sự tăng cao lượng cholesterol LDL.

Sô cô la có chứa chất chống oxy hóa

Hơn 300 loại hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong sô cô la. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Andrew Waterhouse, sô cô la được tìm thấy là có chất chống oxy hóa mạnh gọi là phenol. Những chất chống oxy hóa trong sô cô la có cùng loại với chất chỗng oxy hóa được tìm thấy trong rượu vang đỏ. Phenol trong ca cao được chứng minh là có tác dụng trong việc ngăn chặn cholesterol xấu, không cho chúng tích tụ thành mảng bám trong động mạch. Trong một nghiên cứu khác,ca cao ức chế quá trình oxy hóa LDL sau chỉ hai giờ được nạp vào cơ thể.

Waterhouse cũng nhận thấy rằng sô cô la càng sẫm màu, các phenol càng nhiều. Sôcôla sẫm màu hơn và tốt hơn có chứa 70 phần trăm bơ ca cao, cung cấp các axit stearic. Hầu hết các thanh sô cô la được bày bán trên thị trường chỉ chứa 20 phần trăm bơ ca cao. Kết luận chỉ ra rằng, những thanh sôcôla tinh khiết hơn và sẫm màu hơn có thể cung cấp những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Ít caffeine hơn bạn nghĩ

Ngoài các chất dinh dưỡng và các chất phổ biến được tìm thấy trong sô cô la. Sô cô la còn là một nguồn giàu magiê và phốt pho. Ngoài ra, trái với những gì chúng ta hay nghĩ về sô cô la, sô cô la chỉ chứa một số lượng rất hạn chế caffeine. Một  thanh sô cô la trung bình chứa khoảng 10 mg caffeine, trong khi một tách cà phê có chứa tới 100 mg.

Cảm giác thèm ăn sô cô la

Một số chất trong sô cô la được cho rằng sẽ làm cho chúng ta thèm ăn nó. Một chất gọi là phenylethylamine được tìm thấy trong sôcôla và có vẻ như có tác dụng kích thích những cảm xúc khiến chúng ta cảm thấy tương tự như "mình đang yêu." Ngoài ra còn có một hợp chất trong sô cô la được gọi là kích thích thụ thể anadamide, nó kích thích não một cách tương tự như các chất gây nghiện khác. Việc cảm thấy thèm ăn sô cô la cũng có thể được kích hoạt khi vị giác chúng ta náo nức với những hương vị của sô cô la. Cảm giác này xảy ra bởi vì nhiệt độ nóng chảy sô cô la là 97 độ, thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Khi vị giác được kích thích, endorphin được phóng thích từ não bộ. Các endorphin là chất khiến cơ  thể chúng ta "cảm thấy tốt, khỏe mạnh". Ngoài ra còn có một mối liên hệ giữa biến động nội tiết tố ở phụ nữ và cảm giác thèm ăn sô cô la. Các nhà khoa học không thể xác định chính xác được điều gì làm cho chúng ta thèm ăn sô cô la đến như vậy, nhưng nhiều ý kiến trong đó đều khẳng đinh rằng cảm giác thèm ăn sô cô la là có thật.

Điểm hạn chế của sô cô la

Mặc dù báo chí gần đây có nói đến một số tác dụng của sô cô la nhưng việc ăn quá nhiều sô cô la cũng có một số vấn đề liên quan tới sức khỏe. Ví dụ, ở một số người, sô cô la có liên quan đến sỏi thận, đau đầu, mụn trứng cá, dị ứng, sâu răng và hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, hầu như chưa có  đủ các bằng chứng khoa học liên kết những căn bệnh  này với việc sử dụng sô cô la. Tuy nhiên đối với một số người, sô cô la thực sự có tác động tiêu cực.

Vì vậy nên ăn sô cô la ở một mức hợp lý, vừa phải

Sô cô la, loại thực phẩm được  người Maya dung để cung tiến các vị thần mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có một số tác động tiêu cực của nó. Vì vậy đừng thay thế lượng trái cây và rau quả hàng ngày của bạn bằng một miếng/ thanh sô cô la, cách tốt nhất là nên ăn sô cô la ở một số lượng vừa phải, ăn có điều độ.

Thường xuyên ăn một thanh sô cô la hàng tuần là điều có thể chấp nhận được theo một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu bạn quyết định ăn thêm  nhiều sô cô la hơn mức đó, bạn cần quan tâm, chú ý tới việc "cân bằng" với các loại thức ăn giàu kalo khác để sô cô la có thể phù hợp với chế độ ăn uống hiện tại của bạn mà không khiến cân nặng của bạn tăng lên.

Cholesterol là gì, tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe

Cholesterol là một chất sáp mềm được tìm thấy trong tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Cholesterol được đưa vào cơ thể từ nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, cơ thể của chúng ta cũng tự tạo ra một số cholesterol và được sản xuất hàng ngày trong gan.

Cơ thể chúng ta cần có một ít cholesterol để hoạt động được dễ dàng và hợp lý. Nhưng quá nhiều cholesterol có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến bệnh tim. Bài viết này sẽ tập trung vào một số thông tin liên quan tới cholesterol và chế độ ăn uống.

Chức năng

Cholesterol giúp cơ thể sản sinh ra các hooc môn, acid mật, và vitamin D. Cholesterol di chuyển qua đường máu được sử dụng bởi tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Nguồn thực phẩm

Cholesterol được tìm thấy trong trứng, sản phẩm từ sữa, thịt và gia cầm. Lòng đỏ trứng và nội tạng động vật (gan, thận, lá lách, và não) có hàm lượng cao cholesterol. Cá thường chứa ít cholesterol hơn các loại thịt khác, nhưng một số động vật có vỏ khác ( như tôm, sò, ốc, hến,..) có hàm lượng cao cholesterol.

Thực phẩm nguồn gốc thực vật (rau, trái cây, ngũ cốc, hạnh nhân và các loại hạt) không chứa cholesterol.

Lượng chất béo không phải là thước đo chính xác để xác định lượng cholesterol. Ví dụ, gan và nội tạng động vật tuy có chứa ít chất béo nhưng lượng cholesterol lại rất cao.

Tác dụng phụ

Nhìn chung, nguy cơ hình thành bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch tăng cao khi nồng độ tăng cholesterol trong máu tăng.

Khuyến cáo

Ở người trưởng thành, có tới hơn một nửa người trưởng thành có lượng cholesterol trong máu cao hơn so với mức cho phép. Nồng độ cholesterol trong máu cao thường bắt đầu trong thời thơ ấu. Một số trẻ em có nguy cơ cao hơn do tiền sử gia đình có người bị bệnh cholesterol cao.

Để giảm tình trạng cholesterol cao trong máu chúng ta cần:
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất béo, lượng chất béo chỉ cần từ 25 - 35% trong tổng số lượng calo hàng ngày. Ít hơn 7% lượng calo hàng ngày nên từ chất béo bão hòa, không quá 10% nên từ chất béo không bão hòa đa , và không quá 20% từ chất béo không bão hòa đơn .
  • Ăn ít hơn 200 mg cholesterol mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Giảm cân.
  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Các khuyến cáo cho chế độ ăn uống của trẻ em cũng tương tự như của người lớn. Chúng ta cần biết rằng calo rất quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng và tăng cường hoạt động ở trẻ em và calo rất cần thiết cho trẻ để có thể đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh như mong muốn.
Dưới đây là hai thực đơn điển hình cho các ví dụ về một chế độ ăn uống phổ biến của người Mỹ và một thực đơn theo chế độ ăn uống ít chất béo.

Thực đơn phổ biến ở Mỹ

Bữa sáng
  • 1 quả trứng chiên trong 1 muỗng cà phê bơ
  • 2 lát bánh mì trắng nướng
  • 1 muỗng cà phê bơ
  • 1/2 cốc nước ép táo
Bữa ăn nhẹ
  • 1 bánh donut

Bữa trưa
  • 1 giăm bông và bánh sandwich pho mát (2 ounces thịt, 1 ounce pho mát)
  • Bánh mì trắng
  • 1 muỗng cà phê mayonnaise
  • 1 ounce khoai tây chiên
  • 12 ounces nước ngọt
  • 2 bánh qui sô cô la

Bữa ăn nhẹ
  • 8 lát bánh mì
Bữa ăn tối
  • 3 ounce thịt thăn nướng
  • 1 củ khoai tây nướng
  • 1 muỗng canh kem chua
  • 1 muỗng cà phê bơ
  • 1/2 chén đậu Hà Lan, 1/2 thìa cà phê bơ

Tổng cộng: 2.000 calo, 84 gram chất béo, 34 gram chất béo bão hòa, 425 mg cholesterol. Chế độ ăn uống trên bao gồm 38% tổng số chất béo, 15% chất béo bão hòa.

Chế độ ăn uống ít chất béo

Với cùng một lượng calo, một chế độ ăn uống ít chất béo cung cấp 190 mg cholesterol, so với 510 mg cholesterol có trong chế độ ăn uống phổ biến của người Mỹ. Bởi vì chất béo chứa lượng calo cao, chế độ ăn uống ít chất béo thực sự có trong nhiều loại thực phẩm hơn so với chế độ ăn uống điển hình của Mỹ. Đây là một ví dụ

Bữa sáng

  • 1 cốc ngũ cốc yến mạch
  • 1 cốc sữa không béo
  • 1 lát bánh mì trắng
  • 1 quả chuối

Bữa ăn nhẹ
  • 1 cinnamon raisin bagel, 1/2 ounce light cream cheese
  • 1 bánh sừng bò có quế và nho khô, 1/2 ounce pho mát ít ke
Bữa trưa
  • 1 bánh sandwich Thổ Nhĩ Kỳ (3 ounce gà tây), loại  bánh mì làm từ lúa mạch đen có kẹp rau diếp
  • 1 quả cam
  • 3 bánh qui Fig Newton
  • 1 cốc sữa không béo

Bữa ăn  nhẹ
  • Sữa chua không béo với trái cây
Bữa tối
  • 3 ounce ức gà nướng
  • 1 củ khoai tây nướng (cỡ vừa)
  • 1 muỗng canh sữa chua không béo của
  • 1/2 bát bông cải xanh
  • 1 bánh m
Tổng cộng: 2.000 calories, 38 gram chất béo, 9,5 gam chất béo bão hòa, 91 mg cholesterol. Chế độ ăn uống trên có chứa 17% chất béo, 4% chất béo bão hòa.

Lưu ý:

Chế độ ăn uống ít chất béo bên trên có chứa quá ít chất béo cho trẻ nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng tốt. Ngoài ra, nó có thể khiến trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc nạp vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm. Trẻ em nên có một chế độ ăn uống mà trong đó có khoảng 30% lượng calo từ các chất béo. Chế độ ăn ít chất béo có thể thích hợp trong một số trẻ em. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được cung cấp những lời tư vấn, lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng cho các bé trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Rượu vang đỏ có ích cho sức khỏe như nào

Trong các bữa tiệc, những buổi liên hoan, và nhất  là tại những buổi sum họp gia đình trong dịp lễ tết, rượu vang thường là thức uống được ưa thích. Như chúng ta đã biết, việc lạm dụng và uống quá nhiều bất kỳ thức uống có cồn nào, trong đó có rượu vang có thể dẫn đến tình trạng nghiện rượu và các bệnh nghiêm trọng liên quan đến nó.

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Harvard và đại học California đã chứng minh rằng, sử dụng rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ ở mức hợp lý, không vượt quá 24 ounces (1 ounce = 30ml) mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng.

Rượu vang đỏ rất tốt cho tim

Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Resveratrol cũng bảo vệ tim và động mạch của bạn, giúp chống lại các tác động của chất béo bão hòa sinh ra trong chế độ ăn uống của bạn, do đó uống một hoặc hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn, giúp trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Flavonoid và sapponins trong rượu vang đỏ còn giúp bảo vệ tim của bạn chống lại bệnh tim mạch. Chất cồn trong rượu vang đỏ, khi được sử dụng ở mức vừa phải, làm tăng nồng độ của cholesterol HDL tốt trong cơ thể, giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và có thể giúp bảo vệ động mạch của bạn khỏi những nguy hại gây ra bởi các LDL cholesterol xấu.

Rượu vang đỏ chứa chất chống oxy hóa

Ngoài resveratrol, rượu vang đỏ có chứa một số chất chống oxy hóa khác, có thể làm chậm sự lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh thoái hóa như bệnh tiểu đường loại 2. Uống một hoặc hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh của người cao tuổi, chẳng hạn như bệnh loãng xương.

Rượu vang đỏ ngăn ngừa ung thư

Qua nghiên cứu và đánh giá cho thấy, uống rượu vang đỏ ở mức điều độ có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành một số căn bệnh ung thư. Nhiều chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương oxy hóa chịu trách nhiệm về quá trình lão hóa và nhiều điều kiện thoái hóa như bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ), bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Guercetin, một trong những chất chống oxy hóa có nhiều trong rượu vang đỏ, có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng resveratrol, chất chống oxy hóa rượu vang đỏ không những giúp bảo vệ trái tim của bạn khỏe mạnh hơn mà còn có thể giết chết tế bào ung thư.
Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng resveratrol, khi được sử dụng kết hợp với xạ trị, có thể xâm nhập các tế bào ung thư và tạo ra cơ chế gây chết tế bào theo chương trình.

Hiện tượng chết tế bào theo chương trình xảy ra khi các tế bào chết, bị phân hủy và được loại bỏ bởi các tế bào màu trắng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Các nhà nghiên cứu về căn bệnh ung thư đang tìm kiếm một phương pháp tạo ra quá trình gây chết tế bào theo chương trình trong tế bào ung thư, bởi vì đó là cách an toàn nhất để loại bỏ các tế bào không mong muốn ra khỏi cơ thể.

Resveratrol cũng ức chế khả năng loại bỏ các hạt chiếu xạ tế bào ung thư, làm cho xạ trị hiệu quả hơn trong việc điều trị chống ung thư. Resveratrol cũng tấn công tế bào ung thư và ức chế sự hình thành và phát triển.

Rượu vang đỏ Ngăn ngừa sâu răng

Rượu vang đỏ, thậm chí cả những loại rượu không có cồn rượu vang đỏ làm men răng của bạn trở nên chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng. Men răng chăc khỏe giúp tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans, loại vi khuẩn này cư trú trên răng của bạn và gây ra sâu răng. Polyphenol có trong rượu vang đỏ cũng có thể ngăn ngừa bệnh về nướu lợi và thậm chí cũng có vai trò trong việc điều trị bệnh về nướu nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm trong nướu.

Nên uống bao nhiêu rượu vang đỏ hàng ngày?

Một ly bốn ounce rượu vang tương đương với một khẩu phần ăn. Để mang lại hiệu quả, nam giới nên uống một tới hai ly vang đỏ mỗi ngày. Phụ nữ chỉ nên uống một ly mỗi ngày để mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe. Điều này không có nghĩa rằng chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu uống rượu nếu bạn hiện không uống. Nghiên cứu cho thấy, những người thỉnh thoảng uống hoặc những người nghiện rượu có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người uống vừa phải một cách thường xuyên, đều đặn. Những người uống ba hoặc nhiều hơn ba ly mỗi ngày, có một nguy cơ gia tăng triglyceride trong huyết thanh cao (mỡ trong máu). Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho các tế bào thần kinh, gan và tuyến tụy. Nghiện rượu nặng cũng có nguy cơ dẫn tới suy dinh dưỡng bởi vì rượu có thể thay thế cho các loại thực phẩm dinh dưỡng.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Vô sinh nữ, nguyên nhân, cách phòng chữa

Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống với nhau khoảng thời gian một năm nhưng người vợ không thể mang thai mặc dù họ không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào.

Nguyên nhân

Vô sinh nguyên phát là thuật ngữ được sử dụng cho các cặp đôi chung sống với nhau sau ít nhất một năm dù không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không thể có con.

Vô sinh thứ phát được dùng để chỉ những trường hợp đã từng ít nhất một lần mang thai nhưng không thể thụ thai thêm lần nào nữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh, bao gồm yếu tố về thể chất và yếu tố tinh thần, cảm xúc. Nguyên nhân vô sinh bao gồm một loạt các thể chất cũng như yếu tố tình cảm. Khoảng 30 - 40% các trường hợp vô sinh là do các yếu tố xuất phát từ nam giới, các yếu tố đó bao gồm xuất tinh ngược dòng, bất lực, thiếu hụt nội tiết tố, các chất ô nhiễm môi trường, các vết sẹo gây ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc số lượng tinh trùng ít. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng là do sử dụng cần sa liều nặng hoặc do sử dụng các loại thuốc như cimetidine, spironolactone và nitrofurantoin.

Yếu tố nữ giới - Các vết sẹo để lại do mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc bệnh lạc nội mạc tử cung, rối loạn rụng trứng, thiếu chất dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, khối u, hoặc ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc - chiếm tới 40 - 50% nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng.

Chỉ còn khoảng 10 -30% các trường hợp vô sinh được xác định là do từ cả 2 giới, hoặc là xảy ra mà không xác định  được nguyên nhân.

Người ta ước tính rằng khoảng 10 - 20% các cặp vợ chồng sẽ không thể thụ thai sau 1 năm cố gắng để thụ thai. Điều quan trọng là việc mang thai cần được cố gắng ít nhất là 1 năm. Cơ hội thụ thai thành công xảy ra với các cặp vợ chồng khỏe mạnh, cả hai đều ở độ tuổi dưới 30 và có quan hệ thường xuyên chỉ ở mức 25 - 30% mỗi tháng. Khả năng sinh sản cao nhất của người phụ nữ xảy ra ở độ tuổi 20. Những phụ nữ tuổi ngoài 35 (và đặc biệt là sau tuổi 40), khả năng thụ thai thành công ở mức dưới 10% mỗi tháng.

Ngoài các yếu tố khác liên quan tới độ tuổi, nguy cơ vô sinh tăng cao còn có thể gây ra bởi các yếu tố như:

Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng (làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mắc bệnh PID (bệnh viêm vùng chậu)

Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn ở nam giới

Quai bị (nam)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (nam)

Tiền sử y khoa trước đây bị phơi nhiễm các chất gây ung thư (nam hay nữ)

Rối loạn ăn uống (phụ nữ)

Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng

Lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Khuyết tật của tử cung (myomas) hoặc tắc nghẽn cổ tử cung

Mắc các bệnh (mãn tính) như bệnh tiểu đường

Triệu chứng

Không có khả năng mang thai

Một loạt các phản ứng cảm xúc từ người vợ hoặc chồng hoặc từ cả hai. Nói chung, các phản ứng như vậy thường xảy ra nhiều hơn giữa các cặp vợ chồng không có con. Việc có ít nhất một đứa con có xu hướng làm giảm đi những cảm xúc đau đớn.

Dấu hiệu và kiểm tra:

Một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện ở cả người vợ và người chồng là điều cần thiết. Kiểm tra có thể bao gồm:

Phân tích tinh dịch - mẫu xét nghiệm được thu thập sau 2 đến 3 ngày kiêng khem đầy đủ để xác định khối lượng và độ nhớt của tinh dịch và số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, tốc độ bơi lội và hình dạng.

Đo nhiệt độ cơ thể cơ bản - lấy nhiệt độ của người phụ nữ vào mỗi buổi sáng trước khi cơ thể phát sinh một nỗ lực để đạt 0,4-1,0 độ Ft tăng nhiệt độ liên quan đến khả năng rụng trứng.

Theo dõi biến động nhầy cổ tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để theo dõi các chất nhầy ướt, co giãn, và trơn kết hợp với giai đoạn rụng trứng.

Thử nghiệm Postcoital (PCT) để đánh sự tương tác dịch nhầy ở cổ tử cung thông qua phân tích chất nhầy cổ tử cung thu được sau 2-8 giờ các cặp vợ chồng giao hợp.

Đo hoocmon giới tính duy trì thai huyết thanh (xét nghiệm máu).

Lấy mẫu sinh tiết hổng tràng ở nội mạc tử cung của người phụ nữ (nội mạc tử cung).

Lấy mẫu sinh tiết hổng tràng ở tinh hoàn của nam giới (hiếm khi được thực hiện).

Đo lượng hoocmon luteinizing trong nước tiểu để dự đoán thời điểm rụng trứng và hỗ trợ với thời gian giao hợp.

Thách thức progestin khi người phụ nữ rụng trứng không thường xuyên có hoặc không có khả năng rụng trứng.

Xác đinh nồng độ nội tiết tố (xét nghiệm máu) cho vợ hoặc chồng hoặc cả  2 người.

Chụp X - quang vòi tử cung (HSG) - một quy trình chụp x-quang thực hiện với chất cản quang, các chất này kiểm tra ống dẫn tinh trùng từ cổ tử cung thông qua tử cung và ống dẫn trứng.

Phẫu thuật nội soi cho phép quan sát trực tiếp các khoang xương chậu.

Nữ giới cần khám phụ khoa để xác định xem có u nang hay không.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh. Nó có thể liên quan đến:

Giáo dục và tư vấn các biện pháp đơn giản

Các loại thuốc để điều trị nhiễm trùng hoặc thúc đẩy sự rụng trứng

Áp dụng các cách biện pháp tinh vi, hiện đại như thụ tinh trong ống nghiệm

Điều quan trọng là các cặp vợ chồng phải nhận ra và thảo luận về những ảnh hưởng từ cảm xúc có liên quan tới vô sinh và cùng với nhau tìm đến sự trợ giúp, tư vấn của các bác sĩ.

Những hy vọng (tiên lượng)

Một nguyên nhân dẫn tới  khoảng 85 - 90% các cặp vợ chồng mắc vô sinh.

Điều trị thích hợp (không bao gồm các kỹ thuật tiên tiến như thụ tinh trong ống nghiệm) cho phép thụ thai thành công từ 50-60% các cặp vợ chồng vô sinh trước đây.

Nếu không có bất kỳ sự can thiệp điều trị nào, 15 - 20% các cặp vợ chồng trước đây được chẩn đoán là vô sinh cuối cùng sẽ có thai.

Phòng chống

Bởi vì vô sinh thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn có thể giảm thiểu nguy cơ vô sinh trong tương lai. Bệnh lậu và bệnh nhiễm khuẩn sinh dục chlamydia là hai nguyên nhân thường gặp nhất của vô sinh liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.

Các bệnh lây qua đường tình dục thường không có triệu chứng lúc đầu, cho đến khi bệnh sưng khung chậu hoặc bệnh viêm vùng chậu phát triển. Các quá trình viêm gây ra sẹo ở ống dẫn trứng và làm giảm khả năng sinh sản, gây ra tình trạng hoàn toàn vô sinh, hoặc sự gia tăng của việc mang thai ngoài tử cung .

Chủng ngừa quai bị đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh quai bị biến chứng ở nam giới dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn. Tiêm chủng phòng ngừa quai bị để ngăn ngừa bệnh vô sinh liên quan đến quai bị.

Một số hình thức kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng tránh thai ở tử cung (IUD), dẫn đến một nguy cơ cao bị vô sinh trong tương lai. Tuy nhiên, vòng tránh thai không được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ chưa từng có con.

Phụ nữ lựa chọn vòng tránh thai phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhỏ, đó là nguy cơ mắc vô sinh liên quan đến việc sử dụng vòng tránh thai. Hãy suy nghĩ kĩ về nguy cơ này, cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng của biện pháp này so với nguy cơ gặp rủi ro mà nó gây ra, cần xem xét và thảo luận với bạn đời của mình và các bác sĩ để có những biện pháp an toàn.

Chẩn đoán sớm và điều trị lạc nội mạc tử cung có thể làm giảm nguy cơ vô sinh.