Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Dinh dưỡng và Thực phẩm

Thời gian gần đây, y học lại phát triển theo hai chiều hướng có vẻ như trái ngược. Một mặt, liên tục có những thành tựu vượt bậc trong các nghiên cứu về sinh lý, bệnh lý, phòng ngừa và trị liệu, giúp kiểm soát bệnh tật hiệu quả hơn. Mặt khác, khoa học cũng đã ngày càng nhận rõ hơn tính ưu việt của nền Y học cổ truyền vốn thuận theo tự nhiên có từ ngàn xưa, và do đó nhiều người có xu hướng quay về nguồn cội, ưa chuộng nền y học giản dị nhẹ nhàng gần với tự nhiên hơn. Các phương pháp trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây cỏ hay các nguồn lực từ tự nhiên đang dần được ưa chuộng hơn các phương thức điều trị hiện đại.

Tuy nhiên, không thể coi phương thức nào là quan trọng nhất và loại bỏ hoàn toàn phương thức kia, điều lý thú là chúng ta có thể kết hợp cả hai khuynh hướng này trên nhiều phương diện, cụ thể ở đây là Dinh dưỡng hiện đại bao gồm:

1. Dinh dưỡng và thực phẩm: Yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho con người, tỷ lệ cân đối cũng như định lượng vừa đủ các loại thực phẩm thịt, cá, tôm, rau quả, khoáng chất và vitamin trong chế độ ăn uống.

2. Dinh dưỡng và sức khỏe: Cách thực phẩm được tiêu hóa, hấp thụ và tác dụng đến sức khỏe như thế nào. Thực phẩm cần được sử dụng, nấu nướng, bảo quản đúng cách và đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh gây tác hại đến sức khỏe.

3. Dinh dưỡng và trị liệu: Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với từng loại bệnh tật bên cạnh việc sử dụng thuốc men trong điều trị, dinh dưỡng cũng có thể gây di ứng và gây bệnh đối với một cơ thể khỏe mạnh. Ví dụ bệnh tiểu đường cần biết cách ăn uống để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao gây hậu quả xấu, người bệnh viêm xoang cần tránh các thực phẩm gây dị ứng, người cao huyết áp mà không giảm muối ăn sẽ dễ bị tai biến hoặc cơn suy tim... Những hướng dẫn về ăn uống đã được nghiên cứu khoa học và được chứng minh mang lại hiệu quả tốt trên thực tế sẽ giúp bạn hỗ trợ việc trị bệnh.

Còn tiếp...

>>  Các thực phẩm và thảo dược giúp bạn trẻ lâu

Các lợi ích của nấm và tác dụng của nấm linh chi

Nấm có đặc tính sinh học của thực vật và cả động vật, sinh trưởng giống thực vật nhưng lại hấp thụ ôxy và thải khí carbon dioxide như trong quá trình trao đổi chất của động vật nên tạo ra nhiều giá trị dưỡng chất cũng như dược tính cho con người. Đáng ngạc nhiên hơn, nấm còn tự sinh ra các kháng sinh tự nhiên để thích nghi với môi trường có nhiều vi khuẩn, virus.

Trong đó Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm tiêu biểu cho sức khỏe, từ lâu đã được sử dụng cho việc tăng cường sức khỏe, bồi bổ tái tạo các chức năng của cơ thể, là một thành phần dược liệu hiệu quả trong điều trị các bệnh khó chữa.

Khoa học hiện đại đã nghiên cứu sâu hơn về các loại nấm và nấm linh chi, cho thấy các thành phần hoạt tính sinh học chính tạo nên các tác dụng của nấm bao gồm Polysaccharides, Peptidoglycans, và Triterpenes.

Tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch

Triterpenes, Glycopeptide, Ergothioneine trong nấm thích hệ miễn dịch, kiểm soát hoạt động của hệ thống miễn dịch, giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh cũng vi khuẩn, vi rút gây hại lây nhiễm từ môi trường. Hệ miễn dịch cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kích thích các tế bào giết tự nhiên của hệ miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tác dụng phòng chống và điều trị ung thư

Nấm linh chi được kết luận có khả năng phòng chống và hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị ung thư là do trong nấm có các polysaccharides. Polysaccharides trong nấm có thể tan trong nước, kích thích sự sản xuất các tế bào đuôi gai, tế bào tiêu diệt tự nhiên, T CD8+, tế bào NK. Các tế bào này chống lại sự hình thành các khối u hay gây độc kìm hãm sự phát triển lây lan của các tế bào ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. 

Khi được dùng kết hợp với các loại thuốc tây khác trong quá trình xạ trị hoặc hóa trị liệu, polysaccharides làm giảm đau đớn mà bệnh nhân phải chịu đựng cũng như, các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị này.

Ngoài ra, chất triterpenes, beta-glucans trong nấm cũng có tác dụng phòng chống và điều trị ung thư tương tự như chất polysaccharides.

Giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn các bệnh liên quan tới huyết áp, tim mạch.

Các thành phần dược tính trong nấm có tác dụng điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa Lipid (Cholesterol), duy trì và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp.

Chất Germanium, Ling Zhi-8 protein giúp kích thích quá trình tuần hoàn, làm giảm cholesterol trong máu, làm loãng máu, giúp quá trình lưu thông máu trở nên dễ dàng hơn, tránh tình trạng máu bị vón cục, tắc nghẽn.

Chất Coumarin, Aldosterone làm giãn nở động mạch vành và mạch ngoại vi, giúp phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ y cơ mắc các bệnh về tim.

Chống oxy hóa, khử gốc tự do, chống lão hóa

Nấm linh chi thực sự là một loại thảo dược tốt, cung cấp nhiều chất chống oxy hóa. Selenium, Ergothioneine là những chất chống oxy hóa mạnh, chúng tiêu diệt các gốc tự do để bảo vệ các tế bào của cơ thể.

Những chất chống oxy hóa này giúp làm chậm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi xuân và giúp da dẻ mịn màng, tăng sự đàn hồi cho da, từ đó giảm sự xuất hiện của những nếp nhăn.

Hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường

Nấm giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chất Polysaccharides, Hetero-Beta-glucans và proteoglycan trong nấm qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy khả năng cân bằng lại nội tiết tố, giúp sản xuất đủ insulin cho cơ thể.

Phòng và điều trị hiệu quả các bệnh về gan

Nấm linh chi được chứng minh hiệu quả trong phòng và điều trị các bệnh về gan như: viêm gan A, B, C, xơ gan, gan nhiễm mỡ và nặng hơn là ung thư gan. Có được khả năng đó là nhờ các chất hoạt tính sinh học mạnh như Polysaccharides, Hetero-Beta-glucans và proteoglycan trong nấm.

Trong cơ thể người, các chất này hoạt động như chất chống ung thư, tìm và tiêu diệt các tế bào có xu hướng gây bệnh cho gan, đồng thời kích thích tái tạo tế bào gan mới phòng chống gan bị tổn thương dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

Những chất này có tác dụng như chất kháng viêm nên khi được dùng kết hợp với thuốc Tây y khác sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị dứt điểm các bệnh về gan, rút ngắn thời gian điều trị mà không gấy các phản ứng phụ cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, chúng hỗ trợ các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ bài tiết nhằm giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc xử lý và bài thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Cải thiện dinh dưỡng

Nấm có hàm lượng cao các vitamin (vitamin A, B, C, E, P,..), khoáng chất (Magie, Canxi, sắt, đồng, kẽm…) nên khiến cơ thể người sử dụng khỏe mạnh, giảm mệt mỏi, căng thẳng.

Nấm giàu protein không chứa chất béo hay cholesterol, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể mà không gây béo phì nên phù hợp với những người muốn giảm cân, người đang thực hiện chế độ ăn kiêng.

>> Nấm tốt cho sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực và dinh dưỡng

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Nghiên cứu mới về Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại nấm ký sinh trên ấu trùng sâu bướm, vươn lên khỏi mặt đất ở vùng Tây Tạng khi đã phát triển đủ lớn. Vào mùa đông, nấm trông giống con sâu, mùa hạ lại giống cây cỏ nên loài nấm ký sinh này được gọi là Đông trùng hạ thảo.

Là dược liệu rất quý hiếm và có giá trị cao đối với y học Phương Đông qua nhiều thế kỷ cho đến bây giờ. Khoa học hiện đại đã nghiên cứu thêm nhiều tác dụng mới của loài nấm đặc biệt này.

Thành phần dinh dưỡng và hoạt chất đa dạng của Đông trùng hạ thảo:
  • 18 loại acid amin, là thành phần đạm thực vật quý hiếm.
  • Nhiều loại vitamin thiết yếu: A, B1, B2, B12, C, D, E, K…
  • Các khoáng chất vi lượng quan trọng như canxi, đồng, sắt, kẽm, selenium (Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, selen). Đặc biệt là selenium rất cần thiết cho cơ thể, là chất chống oxy hóa và các gốc tự do mạnh mẽ, tăng cường hệ miễn dịch qua đó cũng giúp ngăn ngừa ung thư.
  • Các hợp chất tự nhiên như Adenosin, Cordycepin, Cordiceptic, Hydroxyethyl-Adenosin tạo nên đặc trưng của Đông trùng hạ thảo, có tác dụng sinh học đặc biệt về tế bào và hệ miễn dịch và nhiều tác dụng lớn cho sức khoẻ.

Qua thực tế và các thử nghiệm lâm sàng, khi dùng thường xuyên, nấm trùng thảo mang lại 6 công dụng chính:

1. Ăn ngủ tốt

2. Trị nhức mỏi

3. Tăng đề kháng

4. Bổ phổi, khỏe thận

5. Minh mẫn khoẻ mạnh

6. Tăng tuổi thọ

Hỗ trợ điều trị các bệnh:

1. Xơ vữa động mạch

2. Căng thẳng stress

3. Thiếu máu

Các hợp chất tự nhiên đặc biệt có trong Đông trùng hạ thảo tạo ra các tác động sinh học quan trọng:

1. Hệ thống miễn dịch:

Tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào và dịch thể. Chống viêm nhiễm và ngăn chặn vi khuẩn, virus. Giúp thuyên giảm nhiều loại bệnh tật, phòng chống di căn ung thư.

2. Hệ tuần hoàn, tim mạch:

Nấm trùng thảo chứa hàm lượng cao Mannitol, có tác dụng làm giãn nở cơ tim và mạch máu não, tăng tuần hoàn máu não và tim, qua đó tác động tốt tới hệ thần kinh cho tâm trí minh mẫn. Nấm này còn giúp giảm mỡ máu, cholesterol, lipo-protein, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

3. Hệ nội tiết, sinh dục:

Điều hoà nội tiết tố phụ nữ, khắc phục các chứng bệnh về kinh nguyệt, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh. Ngoài ra, chứng lạnh tử cung thường gặp ở các trường hợp hiếm muộn hay sảy thai cũng được cải thiện.

4. Trao đổi chất:

Tăng khả năng cung cấp và vận chuyển oxy trong cơ thể, tăng tuần hoàn máu, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của tế bào, trung hoà và triệt tiêu chất thải & độc tố trong cơ thể, tạo môi trường cơ thể lành mạnh, làm chậm quá trình lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

5. Thận và tăng khả năng tình dục:

Đông trùng hạ thảo từ tự nhiên đã cho thấy các tác dụng rõ rệt và nhanh chóng trong việc phục hồi và giảm các triệu chứng của bệnh viêm thận mãn tính, suy thận gồm: liệt dương, yếu sinh lý, di tinh, mệt mỏi, đau lưng, tê nhức mỏi chân tay và các khớp.

6. Phổi:

Tác động nhanh mạnh vào hệ hô hấp và các bệnh đường hô hấp: ho, đờm, hen suyễn, viêm phế quản, lao phổi... bởi khả năng chống viêm nhiễm theo y học hiện đại và tác dụng cân bằng âm dương theo nguyên lý y học phương đông.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Thịt nướng gây bệnh ung thư?

Các nhà khoa học cảnh báo rằng nướng thịt gây ra chất gây ung thư hình thành trong thịt. Dưới đây là 5 bước đơn giản để giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Bạn đã biết gì về những phát hiện gần đây chưa? Hóa ra, những buổi tụ tập ăn đồ nướng mà chúng ta đã tham gia trong mùa hè có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư. (Hay là các nhà khoa học đưa ra điều đó chỉ là để hạn chế những buổi tụ tập vui vẻ của chúng ta?)

Thật không may, đó lại là sự thật: Nướng thịt trên than nóng hoặc trên lửa có thể tạo ra các hợp chất gây ung thư trong thịt. Và qua các nghiên cứu ở người, chúng ta đã có đủ bằng chứng chứng minh sự liên kết đáng ngờ giữa bệnh ung thư và việc ăn thịt, đặc biệt là thịt nướng.

Đó hoàn toàn là những bằng chứng gián tiếp và chúng ta không thể nói chắc chắn rằng ăn thịt nướng làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, nó đủ để khiến cho những gia đình thường xuyên tổ chức những bữa tiệc nướng ngoài trời cảm thấy cần để tâm, thận trọng với việc này hơn.

Thịt nướng gây ra ung thư như thế nào?

Có hai loại hợp chất trong thịt nướng gây ra sự nguy cơ mắc ung thư. Đầu tiên là các amin dị vòng, còn được gọi là HCAs. Chúng được hình thành khi protein trong thịt động vật tiếp xúc với bề mặt cực nóng và nhiệt độ trong lò nướng của bạn có thể sẽ cao hơn nhiều so với nhiệt độ trong lò vi sóng hoặc bếp nướng điện.

Vấn đề thứ hai là polycyclic aromatic hydrocarbons, hoặc PAHs. Những chất này được tạo ra khi mỡ trong thịt nhỏ giọt xuống than nóng hoặc lửa và bốc cháy. Kết quả là khói sinh ra chính là chất độc hại bám vào miếng thịt.

Với kiểu như vậy, các hợp chất này không chỉ là gây ra vấn đề với các loại thịt đỏ. Chúng cũng xảy ra khi chúng ta nướng thịt lợn, thịt gà và cá. Nhứng người ăn chay là những người không có nguy cơ bị ung thư vì: nướng rau, nấm, đậu, bánh mì kẹp rau không sinh ra PAHs hoặc HCAs.

May mắn thay, chúng ta không cần phải hoàn toàn từ bỏ những vỉ thịt nướng yêu thích của mình. Dưới đây là 5 bước đơn giản bạn có thể thực hiện để giảm thiểu sự hình thành các hợp chất gây ung thư khi nướng thịt.

Điểm cộng là những lời khuyên này cũng làm cho món thịt nướng của bạn mềm hơn và hương vị hấp dẫn hơn.

1.  Giữ nhiệt độ của lò nướng ở mức vừa phải 

Nếu bạn đang nướng trên bếp nướng sử dụng gas, bạn không cần phải để lò đốt ở mức to nhất, nhất là khi bạn không sử dụng hết toàn bộ bề mặt nướng. Vặn nhỏ bếp nướng sẽ làm giảm sự hình thành của HCAs và cũng giúp giữ cho món thịt của bạn không bị khô trước khi nó được nướng chín.

Nếu bạn sử dụng than hoa để nướng, bạn chỉ cần lượng than vừa đủ để tạo thành một lớp than bên dưới vỉ nướng. Ngay cả khi bạn định làm một bữa tiệc nướng trong cả buổi chiều, bạn cũng không cần phải cho hàng đống than vào. Bắt đầu với một ngọn lửa vừa phải và thêm một ít than vào đó sau 30 phút hoặc lâu hơn để giữ cho ngọn lửa luôn cháy ở mức ổn định, nhiệt vừa phải

2.  Sử dụng phương pháp nướng gián tiếp 

Cho than nướng ở một bên của bàn nướng (hoặc xung quanh các cạnh) và nướng thịt ở phía bên kia (hoặc ở giữa). Vì mỡ từ thịt chảy xuống không rơi vào than nóng, phương pháp này làm giảm ngọn lửa bùng lên, giúp tránh sự hình thành của PAHs. Món thịt nướng của bạn cũng sẽ được chín đều hơn, mà không bị cháy thành than. Bạn có thể điều chỉnh lửa trên một bếp nướng sử dụng gas để tạo ra các tác dụng tương tự, nhưng khi bạn đang sử dụng phương pháp nướng bằng nhiệt gián tiếp, bạn cần phải đậy vung khi nướng.

3.  Sử dụng thịt nạc

Thịt không có mỡ, như thịt lợn thăn, sườn, thịt gà không da, và bánh mì kẹp thịt được làm bằng thịt bò hoặc gà tây nạc cũng sẽ làm giảm lượng mỡ chảy xuống và giảm nguy cơ mỡ bốc cháy .

4.  Trần thịt trước khi  nướng

Trần thịt trước khi nướng làm giảm lượng thời gian nướng thịt, làm giảm cơ hội hình thành của HCAs. Thêm vào đó, nó sẽ đẩy nhanh thời gian nướng và giữ thịt và thịt gà ngọt hơn. Cách đơn giản nhất là sử dụng lò vi sóng. Thịt làm nhân bánh hamburger cần 2 phút cho mỗi pound, thịt gà cần 4-5 phút cho mỗi pound. Sau đó đặt chúng trên bếp nướng với nước sốt yêu thích của bạn hoặc những gia vị riêng để làm tăng hương vị thơm ngon tuyệt vời cho món thịt nướng.

Cảnh báo: Trần thịt trước khi nướng sau đó không nướng ngay có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Chúng ta nên nướng thịt ngay sau khi trần thịt. Nếu bạn thực hiện món nướng tại công viên hoặc địa điểm khác xa lò vi sóng, điều này là không khả quan cho lắm. Tuy nhiên, gợi ý cuối cùng của tôi sẽ rất hoàn hảo cho trường hợp đó:

5. Sử dụng nước xốt và tẩm ướp gia vị 

Đây là cách tuyệt vời nhất để tránh sự hình thành các hợp chất có hại. Ướp thịt trong ít nhất là 30 phút có thể làm giảm sự hình thành của HCAs lên đến 90%. Bạn có thể sử dụng một ít nước xốt trước được chuẩn bị trước, hoặc có thể tự mình tạo ra một loại nước xốt riêng. Ướp cũng là một cách tuyệt vời để giúp thịt nạc, không có mỡ được mềm hơn.

Đối với bánh mì kẹp thịt (khó ướp), trộn một số loại rau thơm và gia vị vào thịt. Các chất chống oxy hóa trong chúng giúp ngăn chặn sự hình thành của hóa chất có hại mà lại tạo ra hương vị thơm ngon cho những chiếc bánh. Sử dụng loại rau thơm oregano tươi hoặc khô, lá hương thảo, rau mùi tây, húng tây, ớt, hạt tiêu đen, thì là, nghệ, tỏi hoặc thử hỗn hợp gia vị khác theo khẩu vị của bạn.

Đừng quên rau

Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng bàn ăn luôn chứa nhiều rau, nấm, cho dù bạn nướng, ăn sống, hoặc bằng bất kỳ cách nào khác mà bạn thưởng thức chúng. Các chất dinh dưỡng trong trái cây tươi và rau quả giúp trung hòa các hợp chất có hại trong đường tiêu hóa của bạn và có tác dụng chống ung thư.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Những thảo mộc chữa đau đầu

Bạn có biết ớt hay được dùng làm gia vị và trong nước chấm nữa, hóa ra vị cay ngon ngon mà mọi người thích ăn lại có tác dụng của nó, người ta cảm thấy thích ăn thứ gì đó tức là cơ thể cần chất đó.

Khi bạn bị đau đầu, một viên thuốc giảm đau là một cách dễ dàng để xua đuổi cơn đau. Nhưng những loại thảo mộc như ớt cũng có thể giúp bạn điều này.

James A. Duke, Tiến sĩ, tác giả của cuốn The Green Pharmacy, đưa ra 5 lựa chọn để bạn xem xét:
  • Ớt đỏ: Nghiên cứu cho thấy thành phần tạo ra vị cay, capsaicin, chống lại các cơn đau đầu. Đây là lý do tại sao trong nước chấm thường có vị cay của ớt.
  • Cây cúc thanh nhiệt và gừng: Nghiên cứu cho thấy thường xuyên sử dụng cây cúc thanh nhiệt làm giảm tần suất đau nửa đầu, trong khi gừng có thể làm dịu các triệu chứng. Phụ nữ mang thai không được sử dụng Cúc thanh nhiệt.
  • Xạ hương: được sử dụng dưới dạng xông hơi để giảm bớt đau nhức cơ bắp ở cổ, vai, và giảm chứng đau đầu căng thẳng. Bạn cũng có thể uống trà cỏ xạ hương. Hãy thử xem liệu loại cỏ xạ hương này có thể làm món salad cho bạn hay không.
  • Cây liễu: Loại thảo dược này có chứa salicin, một chất giống như aspirin trong các thuốc giảm đau đầu.
Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ

Hãy nhớ rằng, giống như các loại thuốc dược phẩm, các loại thảo mộc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc. Vì vậy, trước khi chạy đến các cửa hàng thực phẩm để mua các loại thảo dược trên, hãy trình bày kế hoạch với bác sĩ của bạn và hỏi xin ý kiến về liều lượng sử dụng thích hợp.

Các thực phẩm và thảo dược giúp bạn trẻ lâu

Theo nguyên tắc chung, các loại rau quả sáng màu như cà rốt, bông cải xanh, ớt đỏ có chứa chất chống ôxy hóa hơn các loại rau quả nhạt màu hay có màu nhợt nhạt như cần tây hoặc dưa chuột.

Một ngoại lệ cho quy tắc này là nấm. Mặc dù nấm có màu sắc nhợt nhạt hoặc không có màu mè sắc nét đẹp mắt nhưng lại có chứa nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt, đóng gói các tác dụng chống oxy hóa lớn và lành tính, dễ hấp thụ bởi cơ thể.

Các thực phẩm thức ăn thông thường có chứa chất chống ôxy hóa là cà chua, ớt xanh, bí ngô, bí xanh, cà rốt, đậu xanh.

Nhưng từ khi biết về nấm, bạn nên sử dụng nấm thường xuyên hơn. Chất chống ôxy hóa và khoáng chất trong nấm giúp bạn khỏe mạnh, trẻ trung lâu hơn, và chăm sóc cho cả làn da của bạn nữa.

Ôxy hóa là nguyên nhân tạo ra các gốc tự do, phá hủy hoặc làm hư hại các tế bào, làm giảm miễn dịch và làm cho bạn già nhanh hơn.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Nấm tốt cho sức khỏe, làm đẹp, ẩm thực và dinh dưỡng

Nguyên liệu nấm có đầy đủ các hương vị quyến rũ và được đóng gói với vitamin, khoáng chất và các chất chống lão hóa để làm cho bạn trẻ đẹp lâu hơn.

Có nấm trong tủ lạnh sẽ tạo ra cảm giác yên tâm khi nấu ăn. Trong vài phút, bạn đã có nấm trong bánh mì nướng, bánh pizza, hoặc pha trộn súp nhanh chóng. Một lát sau, bạn có món risotto hoặc mì ống dễ dàng.

Nấm không phải là thịt nhưng nấm có những hương vị của thịt và đặc biệt hơn, vì vậy bạn có thể dựa vào nấm để đưa hương vị Umami khác biệt vào một món ăn ngon. Kết hợp với kem, pho mát và giăm bông, nấm làm giàu thêm hương vị nhẹ nhàng.

Tại sao nấm tốt cho bạn?

Trong trường hợp thiếu ánh sáng mặt trời, bổ sung, ăn nấm là một cách tốt để tăng nồng độ vitamin D trong bạn, như vậy nấm vừa ngon vừa cho bạn vitamin D (ergosterols trong nấm chuyển hóa thành vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng). Thiếu vitamin D được cho là khá phổ biến ở Anh.

Và vitamin B, giúp cơ thể phá vỡ các protein, chất béo và carbohydrate để cung cấp năng lượng cho cơ thể năng động, và là nhân tố quan trọng cho hệ thần kinh hoạt động tốt.

Đặc biệt, Betaglucans trong nấm thúc đẩy khả năng miễn dịch và kháng dị ứng, ngăn ngừa chống ung thư. Các khoáng chất selenium và ergothioneine, các chất chống ôxy hóa đặc trưng giúp bảo vệ các tế bào của chúng ta khỏi bị hư hại - nguyên nhân gây ra bệnh mãn tính và già trước tuổi.

Nấm còn cho bạn các chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người như chất đồng, sắt, can xi, cali, kẽm. Nấm là một tổ hợp cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu đồng thời các chất này trong nấm dễ được hấp thụ và kết hợp với nhau trong cơ thể bạn.

Kẽm là là nhân tố tạo nên sức mạnh đàn ông và nhu cầu dục tính ở phụ nữ, có vai trò thiết yếu với sự mạnh khỏe của tuyến tiền liệt, ham muốn tình dục, số lượng & chất lượng tinh trùng.

Cũng giống như vitamin, kẽm là quan trọng và không thể thiếu, là nguyên tố cơ bản để tạo nên các hormone kiểm soát sự phát triển của cơ thể và đặc biệt quan trọng đối với hóc môn testosterone. Thiếu kẽm là một nguyên nhân là giảm ham muốn tình dục cả với phụ nữ, sẽ dẫn tới chức năng giới tính thất thường.

Kẽm còn cần thiết cho trẻ em và phụ nữ mang thai, vì nó làm tăng quá trình phân chia và phát triển tế bào giúp cơ thể phát triển, bên cạnh tác dụng giúp phụ nữ mang thai chống nghén…

Các chất đồng, sắt, canxi tạo nên các tế bào hồng cầu, làm xương chắc khỏe để giữ dáng, làm đẹp da tóc...

Làm đẹp

Kẽm, đồng, sắt, selenium, vitamin D được xem là những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể, đặc biệt là đối với làn da và mái tóc. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có lượng kẽm thấp thường biểu hiện có nhiều mụn trứng cá. Khi thiếu kẽm và các chất nói trên, sức đề kháng và miễn dịch giảm, vết thương khó lành, giảm chức năng của hấu hết các tế bào miễn dịch đồng thời làm gia tăng cho sự chuyển đổi hormone testosterone thành dihydro testosteron dẫn đến làm tăng tiết bã nhờn qua da quá mức và gây sừng hóa nang lông, nguyên nhân chính gây ra mụn.

Hơn nữa, một vẻ đẹp rạng ngời cần có sức sống tỏa ra từ bên trong bạn, dùng nấm hàng ngày cho bạn điều này. Nấm có đầy đủ các chất dinh dưỡng không gây béo cho bạn giảm cân ổn định, duy trì và kiểm soát cân nặng để giữ dáng, không làm cho bạn bị mệt do ăn kiêng thiếu chất.

Đọc xong bài viết này, bạn sẽ thấy thêm yêu nấm hơn, từ ẩm thực cho tới các tác dụng cho sức khỏe, nâng cao chất lượng sống, thêm yêu cuộc sống và công việc.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Bí quyết làm đẹp từ xa xưa cho da, xương, giảm cân

Người ta nói rằng hoàng hậu Võ Tắc Thiên (719-756), được coi là người phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc, sử dụng nấm tuyết để chăm sóc khuôn mặt và cơ thể của mình.

Nấm tuyết là cách gọi khác của Mộc nhĩ trắng, được đánh giá rất cao như một loại thuốc bổ cho làn da đẹp trẻ trung & khỏe mạnh.

Mộc nhĩ trắng có tên khoa học là Tremella fuciformis, loại nấm rất phổ biến trong ẩm thực Trung Hoa, giàu chất xơ và vitamin D. Được sử dụng ở châu Á như một loại thuốc bổ khí huyết và tăng miễn dịch cho cơ thể, xem thêm Các lợi ích của nấm. Nấm này còn là một loại nấm dược liệu rất phổ biến trong y học cổ truyền Trung Quốc, được sử trong xi-rô ho để điều trị viêm phế quản mãn tính và một số bệnh khác liên quan đến ho như hen suyễn, ho khan và nhiệt trong phổi.

Thành phần quan trọng có trong mộc nhĩ trắng
  • Một nguồn giàu vitamin D tự nhiên. Mộc nhĩ trắng có chứa hàm lượng vitamin D cao nhất trong số các loại thực phẩm có nguồn gốc thiên được biết đến.
  • Vitamin D làm tăng hấp thu canxi từ ruột, và duy trì nồng độ canxi huyết thanh và mật độ xương bình thường.
  • Bốn nấm mộc nhĩ trắng mỗi ngày có khoảng 270 IU vitamin D, một lượng vitamin D lý tưởng để bổ sung cho cơ thể hàng ngày.
Lượng Vitamin D (IU) có trong 100 gam thực phẩm
  • Mộc nhĩ trắng khô: 38,8
  • Dầu gan cá thu: 22,2
  • Cá hồi (Đại Tây Dương): 650
  • Cá ngừ: 249
  • Tôm: 150
  • Hạt hướng dương: 92
Lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày
  • 200 IU / ngày (Dưới 50 tuổi)
  • 400 IU / ngày (51 - 70 tuổi)
  • 600 IU / ngày (Trên 71 tuổi)
Lượng vitamin D tối đa cho phép
  • 1.000 IU / ngày (1 tuổi trở lên)
  • 2.000 IU / ngày (dưới 1 tuổi)

Mộc nhĩ trắng giàu chất xơ

Mộc nhĩ trắng cũng rất giàu chất xơ. Chất xơ không hòa tan trong nước giúp dễ tiêu. Còn chất xơ hòa tan trong nước tạo thành một chất giống như keo bao phủ dạ dày, chúng làm quá trình hấp thụ glucose chậm hơn và làm giảm cholesterol.

Bốn chiếc mộc nhĩ trắng cung cấp khoảng 1 gam của cả hai loại chất xơ trên để bổ sung lượng chất xơ cần thiết từ bữa ăn hàng ngày.

Mộc nhĩ trắng là trợ thủ trong việc làm đẹp

Theo phương pháp truyền thống thì những người phụ nữ Trung Quốc, bao gồm cả người đẹp Dương Quý Phi huyền thoại, đã dùng mộc nhĩ trắng để làm cho da ẩm, mềm mại và dẻo. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, mộc nhĩ trắng nuôi dưỡng phổi, dạ dày và thận, tăng cường xương, giúp duy trì trọng lượng lý tưởng và cung cấp độ ẩm thích hợp cho da thuộc mạng phổi.

Khả năng giữ nước của nấm hơn axit hyaluronic!

Axít Hyaluronic là một carbohydrate sinh ra tự nhiên trong các phần khác nhau của cơ thể. Trong các tế bào da nó giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, do đó nó được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da như một nhân tố giữ nước cho da.

Polysaccharide chứa trong nấm tuyết có khả năng giữ nước tuyệt vời. Nó có thể giữ lượng nước tương đương với gần 500 lần trọng lượng của nó, lớn hơn nhiều lần khả năng giữ nước của axít hyaluronic.

Khi polysaccharide từ mộc nhĩ trắng được sử dụng cho da trong thời gian khoảng 4 tuần, khả năng giữ nước của da và lớp sừng đã được cải thiện rất nhiều.

Ảnh hưởng của mộc nhĩ trắng tới da vẫn chưa được nghiên cứu, nhưng có một truyền thống lâu đời của việc sử dụng chế độ ăn uống của người Châu Á cho mục đích này.

Bệnh cúm hay gặp và các biến chứng nguy hại

Bệnh cúm hay gặp và các biến chứng nguy hại
Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng mũi, họng và phổi mà mọi người hay gặp phải. Nó lây lan dễ dàng.

Bài viết này giúp bạn có hiểu biết về các lọại cúm A và B, cúm lợn H1N1 để phòng tránh hay phát hiện sớm để tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguyên nhân
  • Bệnh cúm do virus cúm gây ra.
  • Hầu hết mọi người bị cúm khi họ hít phải những hạt nước bọt li ti từ miệng của những người bị cúm khi họ ho hoặc hắt hơi. Chúng ta cũng có thể bị nhiễm cúm nếu chúng ta chạm vào một vật gì đó có vi rút bám trên đó, sau đó chúng ta lại chạm vào miệng, mũi, hoặc mắt.
  • Đôi khi người ta hay nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm. Hãy chú ý, hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau.Tuy nhiên, bạn có thể thường mắc một số triệu chứng tương tự. Hầu hết mọi người bị cảm lạnh vài lần mỗi năm. Thường thì trong một năm chúng ta sẽ bị cảm cúm vài lần.
  • Đôi khi, chúng ta có thể bị tấn công bởi một loại virus khiến chúng ta bị nôn ra hoặc bị tiêu chảy. Một số người gọi đây là "cúm dạ dày". Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Nó không phải là một bệnh cúm. Bệnh cúm chủ yếu ảnh hưởng đến mũi, họng, và phổi.
Triệu chứng
  • Các triệu chứng cúm thường bắt đầu diễn ra một cách nhanh chóng. Bạn có thể bắt đầu cảm nhận được mình bị bệnh sau khoảng từ 1 - 7 ngày tiếp xúc với người bệnh hay ở gần xung quanh khu vực chứa vi rút. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau 2-3 ngày.
  • Bệnh cúm có khả năng lây lan nhanh và dễ dàng. Nó có thể ảnh hưởng, gây ra tình trạng nhiều người cùng mắc bệnh chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.
  • Triệu chứng đầu tiên là một cơn sốt khoảng 39 - 40°C. Người lớn thường sốt thấp hơn so với trẻ em.
Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Ớn lạnh
  • Chóng mặt
  • Mặt nóng và đỏ
  • Đau đầu
  • Thiếu năng lượng
  • Buồn nôn và bị nôn
Sốt và đau nhức bắt đầu biến mất sau 2-4 ngày. Nhưng sẽ kèm theo các triệu chứng mới, bao gồm:
  • Ho khan
  • Các triệu chứng hô hấp tăng lên
  • Chảy nước mũi
  • Hắt hơi
  • Đau họng
Hầu hết các triệu chứng thường biến mất sau từ  4-7 ngày. Nhưng ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài hàng tuần.

Đôi khi, cơn sốt có thể sẽ quay trở lại.

Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, miệng đắng không cảm thấy đói, không muốn ăn, ăn không ngon miệng.

Bệnh cúm có thể khiến cho bệnh hen suyễn, khó thở và những căn bệnh kinh niên khác trở nên tồi tệ hơn.

Xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe

Hầu hết mọi người không cần phải đi khám bác sĩ hoặc y tá khi họ có các triệu chứng cúm. Điều này là do hầu hết mọi người không có nguy cơ bị cúm nặng.

Nếu bạn đang bị cúm nặng, bạn có thể đi khám bác sĩ hoặc y tá. Những người có nguy cơ cao bị mắc các biến chứng cúm cũng có thể cần phải đi khám bác sĩ nếu họ bị cúm.

Khi nhiều người cùng bị cúm trong một vùng, một khu vực nào đó, bác sĩ có thể chẩn đoán sau khi biết được các triệu chứng. Việc khám hay xét nghiệm sẽ không cần thiết nữa.

Có một bài kiểm tra để phát hiện bệnh cúm. Nó được thực hiện bởi việc làm sạch mũi hoặc cổ họng. Hầu như các kết quả  xét nghiệm đều được thông báo sớm. Phương pháp  kiểm tra này có thể giúp bác sĩ quyết định được phương pháp điều trị tốt nhất.

Biện pháp giúp loại bỏ các triệu chứng?

Thuốc Acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin) giúp hạ sốt. Đôi khi bác sĩ đề nghị bạn sử dụng cả hai loại thuốc này nhưng không được sử dụng thuốc aspirin.

Khi bị sốt không nhất thiết phải bằng mọi cách giảm nhiệt độ xuống mức bình thường. Hầu hết chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống 1 độ.

Dùng một số loại thuốc cảm cúm có thể khiến một số triệu chứng thuyên giảm. Thuốc ho dạng nước hoặc thuốc dạng xịt họng sẽ giúp chúng ta giảm đau họng.

Người bị cúm sẽ cần phải nghỉ ngơi nhiều. Uống nhiều nước. Không hút thuốc hoặc uống rượu.

Còn thuốc kháng virus thì sao?

Hầu hết mọi người với các triệu chứng sốt nhẹ hơn cảm thấy tốt hơn sau 3-4 ngày. Họ không cần phải đi khám bác sĩ hoặc dùng thuốc kháng virus.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho những người mắc cúm ở mức độ nặng hơn. Bạn có thể cần các loại thuốc này nếu bạn có khả năng cao mắc các biến chứng cúm.

Những loại thuốc này có thể rút ngắn thời gian xuất hiện các triệu chứng, ít hơn khoảng 1 ngày. Các loại thuốc trên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn sử dụng ngay khi xuất hiện các triệu chứng trong vòng 2 ngày đầu.

Trẻ em có nguy cơ cao mắc các loại cúm nguy hiểm cũng có thể cần dùng các loại thuốc này.

Dự đoán

Hàng triệu người ở Hoa Kỳ bị cúm mỗi năm. Hầu hết những người mắc cúm sẽ cảm thấy khá hơn trong vòng một hoặc hai tuần.

Nhưng hàng ngàn người mắc bệnh cúm đã chuyển thành viêm phổi hoặc viêm não. Họ cần phải nhập viện. Mỗi năm có khoảng 36.000 người Mỹ chết vì mắc cúm và các bệnh liên quan tới cúm.

Bất cứ ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm. Những người có nguy cơ cao nhất bao gồm:
  • Người trên 65 tuổi
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ mang thai trên 3 tháng trong thời gian bệnh cúm  đang bùng phát
  • Bất cứ ai đang ở trong cơ sở chăm sóc y tế dài hạn
  • Bất cứ ai mắc các bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, tiểu đường hoặc bị suy yếu hệ thống miễn dịch
Biến chứng có thể xảy ra

Các biến chứng có thể bao gồm:
  • Viêm phổi
  • Viêm não (nhiễm trùng não)
  • Viêm màng não
  • Co giật
Khi nào cần tới sự giúp đỡ của các Chuyên gia y tế

Gọi ngay cho các bác sĩ hay y tá nếu bạn bị cúm và nếu bạn nghi ngờ rằng bạn có nguy cơ mắc các biến chứng.

Hoặc bạn cần gọi ngay cho bác sĩ hay y tá nếu các triệu chứng cúm của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng và việc tự điều trị ở nhà không có tiến triển, không mang lại hiệu quả.

Phòng bệnh

Bạn có thể thực hiện các bước sau để tránh bị nhiễm bệnh hoặc lây lan cúm sang những người khác. Cách tốt nhất là tiêm vắc xin phòng cúm.

Nếu bạn mắc cúm:
  • Nghỉ ngơi ở nhà, phòng kí túc ít nhất thêm 1 ngày sau khi cơn sốt đã biến mất
  • Đeo khẩu trang nếu rời khỏi phòng, khi đi ra ngoài
  • Tránh dùng chung thức ăn, đồ dùng, chén, hoặc chai
  • Sử dụng nước rửa tay thường xuyên trong ngày và luôn dùng sau khi tay chạm vào mặt
  • Che miệng bằng khăn giấy khi ho và vứt bỏ sau khi sử dụng
  • Ho vào tay áo của bạn nếu không có khăn giấy. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, và miệng

Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh (The Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Mỹ khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên thực hiện chủng ngừa cúm.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Sô cô la cho ngày tình yêu Valentine

Thời xa xưa, Sô cô la đã nổi tiếng là một "thực phẩm bị cấm kị" bởi vì chất lượng thơm ngon tuyệt vời của nó, nên nó được coi là thực phẩm dành riêng cho các cho các vị thần. Trong thực tế, người Maya cổ đại đã coi sô cô la như là loại thực phẩm dùng để dâng lên các vị thần.

Ngày nay, Sô cô la trở thành loại thực phẩm khá phổ biến và rất được ưa chuộng bởi các bạn trẻ, đặc biệt là vào Ngày lễ Valentine. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sô cô la không chỉ là món quà có ý nghĩa trong ngày lễ tình nhân Valentine, nó còn có nhiều lợi ích với sức khỏe để sống và yêu.

Sô cô la có chứa nhiều chất béo bão hòa khác nhau

Chocolate có chứa bơ ca cao, chất có nhiều trong chất béo bão hòa, nhưng một phần ba số chất béo trong sô cô la đến từ axit stearic. Mặc dù đó là một chất béo bão hòa, tuy nhiên axit stearic không tăng lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) như hầu hết các chất béo bão hòa khác. Axit stearic được chuyển đổi trong gan thành axit oleic, một chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim.

Một phần ba số chất béo khác trong sô cô la đến từ chính axit oleic. Trong một nghiên cứu gần đây, các tình nguyện viên sẽ được theo dõi trong một chế độ ăn uống mà đa số lượng calo béo được cung cấp thông qua việc ăn sô cô la hoặc ăn bơ. Các tình nguyện viên đã sử dụng chất béo từ sô cô la không cho thấy sự gia tăng nồng độ cholesterol, nhưng những người ăn chất béo từ bơ lại xuất hiện sự tăng cao lượng cholesterol LDL.

Sô cô la có chứa chất chống oxy hóa

Hơn 300 loại hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong sô cô la. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi Andrew Waterhouse, sô cô la được tìm thấy là có chất chống oxy hóa mạnh gọi là phenol. Những chất chống oxy hóa trong sô cô la có cùng loại với chất chỗng oxy hóa được tìm thấy trong rượu vang đỏ. Phenol trong ca cao được chứng minh là có tác dụng trong việc ngăn chặn cholesterol xấu, không cho chúng tích tụ thành mảng bám trong động mạch. Trong một nghiên cứu khác,ca cao ức chế quá trình oxy hóa LDL sau chỉ hai giờ được nạp vào cơ thể.

Waterhouse cũng nhận thấy rằng sô cô la càng sẫm màu, các phenol càng nhiều. Sôcôla sẫm màu hơn và tốt hơn có chứa 70 phần trăm bơ ca cao, cung cấp các axit stearic. Hầu hết các thanh sô cô la được bày bán trên thị trường chỉ chứa 20 phần trăm bơ ca cao. Kết luận chỉ ra rằng, những thanh sôcôla tinh khiết hơn và sẫm màu hơn có thể cung cấp những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.

Ít caffeine hơn bạn nghĩ

Ngoài các chất dinh dưỡng và các chất phổ biến được tìm thấy trong sô cô la. Sô cô la còn là một nguồn giàu magiê và phốt pho. Ngoài ra, trái với những gì chúng ta hay nghĩ về sô cô la, sô cô la chỉ chứa một số lượng rất hạn chế caffeine. Một  thanh sô cô la trung bình chứa khoảng 10 mg caffeine, trong khi một tách cà phê có chứa tới 100 mg.

Cảm giác thèm ăn sô cô la

Một số chất trong sô cô la được cho rằng sẽ làm cho chúng ta thèm ăn nó. Một chất gọi là phenylethylamine được tìm thấy trong sôcôla và có vẻ như có tác dụng kích thích những cảm xúc khiến chúng ta cảm thấy tương tự như "mình đang yêu." Ngoài ra còn có một hợp chất trong sô cô la được gọi là kích thích thụ thể anadamide, nó kích thích não một cách tương tự như các chất gây nghiện khác. Việc cảm thấy thèm ăn sô cô la cũng có thể được kích hoạt khi vị giác chúng ta náo nức với những hương vị của sô cô la. Cảm giác này xảy ra bởi vì nhiệt độ nóng chảy sô cô la là 97 độ, thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Khi vị giác được kích thích, endorphin được phóng thích từ não bộ. Các endorphin là chất khiến cơ  thể chúng ta "cảm thấy tốt, khỏe mạnh". Ngoài ra còn có một mối liên hệ giữa biến động nội tiết tố ở phụ nữ và cảm giác thèm ăn sô cô la. Các nhà khoa học không thể xác định chính xác được điều gì làm cho chúng ta thèm ăn sô cô la đến như vậy, nhưng nhiều ý kiến trong đó đều khẳng đinh rằng cảm giác thèm ăn sô cô la là có thật.

Điểm hạn chế của sô cô la

Mặc dù báo chí gần đây có nói đến một số tác dụng của sô cô la nhưng việc ăn quá nhiều sô cô la cũng có một số vấn đề liên quan tới sức khỏe. Ví dụ, ở một số người, sô cô la có liên quan đến sỏi thận, đau đầu, mụn trứng cá, dị ứng, sâu răng và hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, hầu như chưa có  đủ các bằng chứng khoa học liên kết những căn bệnh  này với việc sử dụng sô cô la. Tuy nhiên đối với một số người, sô cô la thực sự có tác động tiêu cực.

Vì vậy nên ăn sô cô la ở một mức hợp lý, vừa phải

Sô cô la, loại thực phẩm được  người Maya dung để cung tiến các vị thần mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có một số tác động tiêu cực của nó. Vì vậy đừng thay thế lượng trái cây và rau quả hàng ngày của bạn bằng một miếng/ thanh sô cô la, cách tốt nhất là nên ăn sô cô la ở một số lượng vừa phải, ăn có điều độ.

Thường xuyên ăn một thanh sô cô la hàng tuần là điều có thể chấp nhận được theo một chế độ ăn uống cân bằng. Nếu bạn quyết định ăn thêm  nhiều sô cô la hơn mức đó, bạn cần quan tâm, chú ý tới việc "cân bằng" với các loại thức ăn giàu kalo khác để sô cô la có thể phù hợp với chế độ ăn uống hiện tại của bạn mà không khiến cân nặng của bạn tăng lên.

Cholesterol là gì, tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe

Cholesterol là một chất sáp mềm được tìm thấy trong tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Cholesterol được đưa vào cơ thể từ nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, cơ thể của chúng ta cũng tự tạo ra một số cholesterol và được sản xuất hàng ngày trong gan.

Cơ thể chúng ta cần có một ít cholesterol để hoạt động được dễ dàng và hợp lý. Nhưng quá nhiều cholesterol có thể làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến bệnh tim. Bài viết này sẽ tập trung vào một số thông tin liên quan tới cholesterol và chế độ ăn uống.

Chức năng

Cholesterol giúp cơ thể sản sinh ra các hooc môn, acid mật, và vitamin D. Cholesterol di chuyển qua đường máu được sử dụng bởi tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Nguồn thực phẩm

Cholesterol được tìm thấy trong trứng, sản phẩm từ sữa, thịt và gia cầm. Lòng đỏ trứng và nội tạng động vật (gan, thận, lá lách, và não) có hàm lượng cao cholesterol. Cá thường chứa ít cholesterol hơn các loại thịt khác, nhưng một số động vật có vỏ khác ( như tôm, sò, ốc, hến,..) có hàm lượng cao cholesterol.

Thực phẩm nguồn gốc thực vật (rau, trái cây, ngũ cốc, hạnh nhân và các loại hạt) không chứa cholesterol.

Lượng chất béo không phải là thước đo chính xác để xác định lượng cholesterol. Ví dụ, gan và nội tạng động vật tuy có chứa ít chất béo nhưng lượng cholesterol lại rất cao.

Tác dụng phụ

Nhìn chung, nguy cơ hình thành bệnh tim hoặc xơ vữa động mạch tăng cao khi nồng độ tăng cholesterol trong máu tăng.

Khuyến cáo

Ở người trưởng thành, có tới hơn một nửa người trưởng thành có lượng cholesterol trong máu cao hơn so với mức cho phép. Nồng độ cholesterol trong máu cao thường bắt đầu trong thời thơ ấu. Một số trẻ em có nguy cơ cao hơn do tiền sử gia đình có người bị bệnh cholesterol cao.

Để giảm tình trạng cholesterol cao trong máu chúng ta cần:
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất béo, lượng chất béo chỉ cần từ 25 - 35% trong tổng số lượng calo hàng ngày. Ít hơn 7% lượng calo hàng ngày nên từ chất béo bão hòa, không quá 10% nên từ chất béo không bão hòa đa , và không quá 20% từ chất béo không bão hòa đơn .
  • Ăn ít hơn 200 mg cholesterol mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Giảm cân.
  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Các khuyến cáo cho chế độ ăn uống của trẻ em cũng tương tự như của người lớn. Chúng ta cần biết rằng calo rất quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng và tăng cường hoạt động ở trẻ em và calo rất cần thiết cho trẻ để có thể đạt được và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh như mong muốn.
Dưới đây là hai thực đơn điển hình cho các ví dụ về một chế độ ăn uống phổ biến của người Mỹ và một thực đơn theo chế độ ăn uống ít chất béo.

Thực đơn phổ biến ở Mỹ

Bữa sáng
  • 1 quả trứng chiên trong 1 muỗng cà phê bơ
  • 2 lát bánh mì trắng nướng
  • 1 muỗng cà phê bơ
  • 1/2 cốc nước ép táo
Bữa ăn nhẹ
  • 1 bánh donut

Bữa trưa
  • 1 giăm bông và bánh sandwich pho mát (2 ounces thịt, 1 ounce pho mát)
  • Bánh mì trắng
  • 1 muỗng cà phê mayonnaise
  • 1 ounce khoai tây chiên
  • 12 ounces nước ngọt
  • 2 bánh qui sô cô la

Bữa ăn nhẹ
  • 8 lát bánh mì
Bữa ăn tối
  • 3 ounce thịt thăn nướng
  • 1 củ khoai tây nướng
  • 1 muỗng canh kem chua
  • 1 muỗng cà phê bơ
  • 1/2 chén đậu Hà Lan, 1/2 thìa cà phê bơ

Tổng cộng: 2.000 calo, 84 gram chất béo, 34 gram chất béo bão hòa, 425 mg cholesterol. Chế độ ăn uống trên bao gồm 38% tổng số chất béo, 15% chất béo bão hòa.

Chế độ ăn uống ít chất béo

Với cùng một lượng calo, một chế độ ăn uống ít chất béo cung cấp 190 mg cholesterol, so với 510 mg cholesterol có trong chế độ ăn uống phổ biến của người Mỹ. Bởi vì chất béo chứa lượng calo cao, chế độ ăn uống ít chất béo thực sự có trong nhiều loại thực phẩm hơn so với chế độ ăn uống điển hình của Mỹ. Đây là một ví dụ

Bữa sáng

  • 1 cốc ngũ cốc yến mạch
  • 1 cốc sữa không béo
  • 1 lát bánh mì trắng
  • 1 quả chuối

Bữa ăn nhẹ
  • 1 cinnamon raisin bagel, 1/2 ounce light cream cheese
  • 1 bánh sừng bò có quế và nho khô, 1/2 ounce pho mát ít ke
Bữa trưa
  • 1 bánh sandwich Thổ Nhĩ Kỳ (3 ounce gà tây), loại  bánh mì làm từ lúa mạch đen có kẹp rau diếp
  • 1 quả cam
  • 3 bánh qui Fig Newton
  • 1 cốc sữa không béo

Bữa ăn  nhẹ
  • Sữa chua không béo với trái cây
Bữa tối
  • 3 ounce ức gà nướng
  • 1 củ khoai tây nướng (cỡ vừa)
  • 1 muỗng canh sữa chua không béo của
  • 1/2 bát bông cải xanh
  • 1 bánh m
Tổng cộng: 2.000 calories, 38 gram chất béo, 9,5 gam chất béo bão hòa, 91 mg cholesterol. Chế độ ăn uống trên có chứa 17% chất béo, 4% chất béo bão hòa.

Lưu ý:

Chế độ ăn uống ít chất béo bên trên có chứa quá ít chất béo cho trẻ nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng tốt. Ngoài ra, nó có thể khiến trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc nạp vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm. Trẻ em nên có một chế độ ăn uống mà trong đó có khoảng 30% lượng calo từ các chất béo. Chế độ ăn ít chất béo có thể thích hợp trong một số trẻ em. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để được cung cấp những lời tư vấn, lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng cho các bé trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Rượu vang đỏ có ích cho sức khỏe như nào

Trong các bữa tiệc, những buổi liên hoan, và nhất  là tại những buổi sum họp gia đình trong dịp lễ tết, rượu vang thường là thức uống được ưa thích. Như chúng ta đã biết, việc lạm dụng và uống quá nhiều bất kỳ thức uống có cồn nào, trong đó có rượu vang có thể dẫn đến tình trạng nghiện rượu và các bệnh nghiêm trọng liên quan đến nó.

Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi các nhà khoa học của Đại học Harvard và đại học California đã chứng minh rằng, sử dụng rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ ở mức hợp lý, không vượt quá 24 ounces (1 ounce = 30ml) mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng.

Rượu vang đỏ rất tốt cho tim

Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, một hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Resveratrol cũng bảo vệ tim và động mạch của bạn, giúp chống lại các tác động của chất béo bão hòa sinh ra trong chế độ ăn uống của bạn, do đó uống một hoặc hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn, giúp trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Flavonoid và sapponins trong rượu vang đỏ còn giúp bảo vệ tim của bạn chống lại bệnh tim mạch. Chất cồn trong rượu vang đỏ, khi được sử dụng ở mức vừa phải, làm tăng nồng độ của cholesterol HDL tốt trong cơ thể, giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và có thể giúp bảo vệ động mạch của bạn khỏi những nguy hại gây ra bởi các LDL cholesterol xấu.

Rượu vang đỏ chứa chất chống oxy hóa

Ngoài resveratrol, rượu vang đỏ có chứa một số chất chống oxy hóa khác, có thể làm chậm sự lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh thoái hóa như bệnh tiểu đường loại 2. Uống một hoặc hai ly rượu vang đỏ mỗi ngày có thể giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều bệnh của người cao tuổi, chẳng hạn như bệnh loãng xương.

Rượu vang đỏ ngăn ngừa ung thư

Qua nghiên cứu và đánh giá cho thấy, uống rượu vang đỏ ở mức điều độ có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành một số căn bệnh ung thư. Nhiều chất chống oxy hóa trong rượu vang đỏ có thể giúp ngăn ngừa sự tổn thương oxy hóa chịu trách nhiệm về quá trình lão hóa và nhiều điều kiện thoái hóa như bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ), bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Guercetin, một trong những chất chống oxy hóa có nhiều trong rượu vang đỏ, có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng resveratrol, chất chống oxy hóa rượu vang đỏ không những giúp bảo vệ trái tim của bạn khỏe mạnh hơn mà còn có thể giết chết tế bào ung thư.
Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng resveratrol, khi được sử dụng kết hợp với xạ trị, có thể xâm nhập các tế bào ung thư và tạo ra cơ chế gây chết tế bào theo chương trình.

Hiện tượng chết tế bào theo chương trình xảy ra khi các tế bào chết, bị phân hủy và được loại bỏ bởi các tế bào màu trắng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta. Các nhà nghiên cứu về căn bệnh ung thư đang tìm kiếm một phương pháp tạo ra quá trình gây chết tế bào theo chương trình trong tế bào ung thư, bởi vì đó là cách an toàn nhất để loại bỏ các tế bào không mong muốn ra khỏi cơ thể.

Resveratrol cũng ức chế khả năng loại bỏ các hạt chiếu xạ tế bào ung thư, làm cho xạ trị hiệu quả hơn trong việc điều trị chống ung thư. Resveratrol cũng tấn công tế bào ung thư và ức chế sự hình thành và phát triển.

Rượu vang đỏ Ngăn ngừa sâu răng

Rượu vang đỏ, thậm chí cả những loại rượu không có cồn rượu vang đỏ làm men răng của bạn trở nên chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng. Men răng chăc khỏe giúp tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans, loại vi khuẩn này cư trú trên răng của bạn và gây ra sâu răng. Polyphenol có trong rượu vang đỏ cũng có thể ngăn ngừa bệnh về nướu lợi và thậm chí cũng có vai trò trong việc điều trị bệnh về nướu nhờ tác dụng giảm viêm nhiễm trong nướu.

Nên uống bao nhiêu rượu vang đỏ hàng ngày?

Một ly bốn ounce rượu vang tương đương với một khẩu phần ăn. Để mang lại hiệu quả, nam giới nên uống một tới hai ly vang đỏ mỗi ngày. Phụ nữ chỉ nên uống một ly mỗi ngày để mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe. Điều này không có nghĩa rằng chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu uống rượu nếu bạn hiện không uống. Nghiên cứu cho thấy, những người thỉnh thoảng uống hoặc những người nghiện rượu có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người uống vừa phải một cách thường xuyên, đều đặn. Những người uống ba hoặc nhiều hơn ba ly mỗi ngày, có một nguy cơ gia tăng triglyceride trong huyết thanh cao (mỡ trong máu). Uống nhiều rượu trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho các tế bào thần kinh, gan và tuyến tụy. Nghiện rượu nặng cũng có nguy cơ dẫn tới suy dinh dưỡng bởi vì rượu có thể thay thế cho các loại thực phẩm dinh dưỡng.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Vô sinh nữ, nguyên nhân, cách phòng chữa

Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống với nhau khoảng thời gian một năm nhưng người vợ không thể mang thai mặc dù họ không sử dụng bất kì biện pháp tránh thai nào.

Nguyên nhân

Vô sinh nguyên phát là thuật ngữ được sử dụng cho các cặp đôi chung sống với nhau sau ít nhất một năm dù không áp dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không thể có con.

Vô sinh thứ phát được dùng để chỉ những trường hợp đã từng ít nhất một lần mang thai nhưng không thể thụ thai thêm lần nào nữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh, bao gồm yếu tố về thể chất và yếu tố tinh thần, cảm xúc. Nguyên nhân vô sinh bao gồm một loạt các thể chất cũng như yếu tố tình cảm. Khoảng 30 - 40% các trường hợp vô sinh là do các yếu tố xuất phát từ nam giới, các yếu tố đó bao gồm xuất tinh ngược dòng, bất lực, thiếu hụt nội tiết tố, các chất ô nhiễm môi trường, các vết sẹo gây ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hoặc số lượng tinh trùng ít. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng là do sử dụng cần sa liều nặng hoặc do sử dụng các loại thuốc như cimetidine, spironolactone và nitrofurantoin.

Yếu tố nữ giới - Các vết sẹo để lại do mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc bệnh lạc nội mạc tử cung, rối loạn rụng trứng, thiếu chất dinh dưỡng, mất cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng, viêm vùng chậu, khối u, hoặc ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc - chiếm tới 40 - 50% nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng.

Chỉ còn khoảng 10 -30% các trường hợp vô sinh được xác định là do từ cả 2 giới, hoặc là xảy ra mà không xác định  được nguyên nhân.

Người ta ước tính rằng khoảng 10 - 20% các cặp vợ chồng sẽ không thể thụ thai sau 1 năm cố gắng để thụ thai. Điều quan trọng là việc mang thai cần được cố gắng ít nhất là 1 năm. Cơ hội thụ thai thành công xảy ra với các cặp vợ chồng khỏe mạnh, cả hai đều ở độ tuổi dưới 30 và có quan hệ thường xuyên chỉ ở mức 25 - 30% mỗi tháng. Khả năng sinh sản cao nhất của người phụ nữ xảy ra ở độ tuổi 20. Những phụ nữ tuổi ngoài 35 (và đặc biệt là sau tuổi 40), khả năng thụ thai thành công ở mức dưới 10% mỗi tháng.

Ngoài các yếu tố khác liên quan tới độ tuổi, nguy cơ vô sinh tăng cao còn có thể gây ra bởi các yếu tố như:

Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng (làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mắc bệnh PID (bệnh viêm vùng chậu)

Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn ở nam giới

Quai bị (nam)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (nam)

Tiền sử y khoa trước đây bị phơi nhiễm các chất gây ung thư (nam hay nữ)

Rối loạn ăn uống (phụ nữ)

Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng

Lạc nội mạc trong cơ tử cung.

Khuyết tật của tử cung (myomas) hoặc tắc nghẽn cổ tử cung

Mắc các bệnh (mãn tính) như bệnh tiểu đường

Triệu chứng

Không có khả năng mang thai

Một loạt các phản ứng cảm xúc từ người vợ hoặc chồng hoặc từ cả hai. Nói chung, các phản ứng như vậy thường xảy ra nhiều hơn giữa các cặp vợ chồng không có con. Việc có ít nhất một đứa con có xu hướng làm giảm đi những cảm xúc đau đớn.

Dấu hiệu và kiểm tra:

Một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện ở cả người vợ và người chồng là điều cần thiết. Kiểm tra có thể bao gồm:

Phân tích tinh dịch - mẫu xét nghiệm được thu thập sau 2 đến 3 ngày kiêng khem đầy đủ để xác định khối lượng và độ nhớt của tinh dịch và số lượng tinh trùng, khả năng di chuyển, tốc độ bơi lội và hình dạng.

Đo nhiệt độ cơ thể cơ bản - lấy nhiệt độ của người phụ nữ vào mỗi buổi sáng trước khi cơ thể phát sinh một nỗ lực để đạt 0,4-1,0 độ Ft tăng nhiệt độ liên quan đến khả năng rụng trứng.

Theo dõi biến động nhầy cổ tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt để theo dõi các chất nhầy ướt, co giãn, và trơn kết hợp với giai đoạn rụng trứng.

Thử nghiệm Postcoital (PCT) để đánh sự tương tác dịch nhầy ở cổ tử cung thông qua phân tích chất nhầy cổ tử cung thu được sau 2-8 giờ các cặp vợ chồng giao hợp.

Đo hoocmon giới tính duy trì thai huyết thanh (xét nghiệm máu).

Lấy mẫu sinh tiết hổng tràng ở nội mạc tử cung của người phụ nữ (nội mạc tử cung).

Lấy mẫu sinh tiết hổng tràng ở tinh hoàn của nam giới (hiếm khi được thực hiện).

Đo lượng hoocmon luteinizing trong nước tiểu để dự đoán thời điểm rụng trứng và hỗ trợ với thời gian giao hợp.

Thách thức progestin khi người phụ nữ rụng trứng không thường xuyên có hoặc không có khả năng rụng trứng.

Xác đinh nồng độ nội tiết tố (xét nghiệm máu) cho vợ hoặc chồng hoặc cả  2 người.

Chụp X - quang vòi tử cung (HSG) - một quy trình chụp x-quang thực hiện với chất cản quang, các chất này kiểm tra ống dẫn tinh trùng từ cổ tử cung thông qua tử cung và ống dẫn trứng.

Phẫu thuật nội soi cho phép quan sát trực tiếp các khoang xương chậu.

Nữ giới cần khám phụ khoa để xác định xem có u nang hay không.

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh. Nó có thể liên quan đến:

Giáo dục và tư vấn các biện pháp đơn giản

Các loại thuốc để điều trị nhiễm trùng hoặc thúc đẩy sự rụng trứng

Áp dụng các cách biện pháp tinh vi, hiện đại như thụ tinh trong ống nghiệm

Điều quan trọng là các cặp vợ chồng phải nhận ra và thảo luận về những ảnh hưởng từ cảm xúc có liên quan tới vô sinh và cùng với nhau tìm đến sự trợ giúp, tư vấn của các bác sĩ.

Những hy vọng (tiên lượng)

Một nguyên nhân dẫn tới  khoảng 85 - 90% các cặp vợ chồng mắc vô sinh.

Điều trị thích hợp (không bao gồm các kỹ thuật tiên tiến như thụ tinh trong ống nghiệm) cho phép thụ thai thành công từ 50-60% các cặp vợ chồng vô sinh trước đây.

Nếu không có bất kỳ sự can thiệp điều trị nào, 15 - 20% các cặp vợ chồng trước đây được chẩn đoán là vô sinh cuối cùng sẽ có thai.

Phòng chống

Bởi vì vô sinh thường xảy ra do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, áp dụng những biện pháp quan hệ tình dục an toàn có thể giảm thiểu nguy cơ vô sinh trong tương lai. Bệnh lậu và bệnh nhiễm khuẩn sinh dục chlamydia là hai nguyên nhân thường gặp nhất của vô sinh liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục.

Các bệnh lây qua đường tình dục thường không có triệu chứng lúc đầu, cho đến khi bệnh sưng khung chậu hoặc bệnh viêm vùng chậu phát triển. Các quá trình viêm gây ra sẹo ở ống dẫn trứng và làm giảm khả năng sinh sản, gây ra tình trạng hoàn toàn vô sinh, hoặc sự gia tăng của việc mang thai ngoài tử cung .

Chủng ngừa quai bị đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh quai bị biến chứng ở nam giới dẫn đến bệnh viêm tinh hoàn. Tiêm chủng phòng ngừa quai bị để ngăn ngừa bệnh vô sinh liên quan đến quai bị.

Một số hình thức kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng tránh thai ở tử cung (IUD), dẫn đến một nguy cơ cao bị vô sinh trong tương lai. Tuy nhiên, vòng tránh thai không được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ chưa từng có con.

Phụ nữ lựa chọn vòng tránh thai phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhỏ, đó là nguy cơ mắc vô sinh liên quan đến việc sử dụng vòng tránh thai. Hãy suy nghĩ kĩ về nguy cơ này, cân nhắc giữa lợi ích tiềm năng của biện pháp này so với nguy cơ gặp rủi ro mà nó gây ra, cần xem xét và thảo luận với bạn đời của mình và các bác sĩ để có những biện pháp an toàn.

Chẩn đoán sớm và điều trị lạc nội mạc tử cung có thể làm giảm nguy cơ vô sinh.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Cách trang điểm cho bộ ngực đầy đặn quyến rũ hơn

Tất cả chúng ta đều biết đến tác dụng của một chiếc áo độn ngực sẽ giúp cặp núi đôi của bạn trông đầy đặn hơn, nhưng trong một số trường hợp, bạn không sử dụng được cách này.


Các phương pháp phẫu thuật cấy mô nở ngực hiện nay ít được sử dụng, nhưng bạn cũng có thể làm ngực đẹp chỉ thông qua việc trang điểm, nhất là khi bạn mặc váy áo cổ trễ hay khoét sâu hình chữ V, khi đó bạn sẽ không sử dụng được áo độn ngực.

Một ví dụ điển hình của phương pháp trang điểm ngực là nữ diễn viên Keira Knightley. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh bên trái - mặc dù xinh đẹp và hoàn toàn nữ tính - nữ diễn viên này đã không may kém may mắn vì ngực lép. Tuy nhiên trong ba tập phim của bộ phim nổi tiếng Cướp biển vùng Caribbean, Keira Knightley đã vào vai Elizabeth Swann rất gợi cảm (ảnh bên dưới).

"Họ đã trang điểm cho bộ ngực của tôi to hơn trong những tập phim đó, khiến vòng một của tôi lớn hơn và đẹp hơn một cách lạ thường. Nó đặc biệt bởi vì cách này là một loại hình nghệ thuật đã bị quên lãng trong quá khứ, họ đã từng phải huy động toàn bộ các bộ phận trong hãng phim cho việc làm đầy bộ ngực", Keira Knightley gần đây đã tiết lộ". Và tôi yêu thích nó, hoàn toàn yêu thích nó. Bởi vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi có bộ ngực lớn mà không cần phẫu thuật.



Tăng vòng một không cần phải phẫu thuật
Tạo vòng một đầy đặn hơn thông qua việc trang điểm là việc không quá khó khăn. Bạn chỉ cần sử dụng một ít phấn màu đồng hoặc phấn trang diểm màu tối và phấn trang điểm màu sáng có độ bóng nhẹ.

1. Mặc áo nâng ngực và nếu có thể, hãy chọn những bộ trang phục làm nổi bật những đường cong. Nếu vòng eo của bạn lớn, nên tập luyện cho bụng thon lại.

2. Dùng phấn màu tối hơn ở vùng khe ngực, giữa hai bầu vú. Pha trộn các màu hướng lên trên và ra ngoài, tạo ra hình chữ V và dọc theo đường cong tự nhiên của vú.

3. Sử dụng phấn màu sáng hơn như phấn trang điểm da mặt hay phấn làm bóng mắt, màu trắng hoặc màu sáng có ánh vàng nhạt, thoa vào phần lộ ra trên bầu ngực của bạn. Không sử dụng quá nhiều, và tránh không dùng những loại phấn quá lấp lánh. Sử dụng bông trang điểm để tán đều phấn. Xem minh họa hình diễn viên Keira Knightley trước khi trang điểm và khi ở trong phim ở bên.

4. Kiểm tra trong gương và xem ngực của bạn trông đầy đặn chưa. Nếu không, thêm sắc tối hơn ở trung tâm (vùng khe ngực) để làm sắc nét thêm hiệu ứng màu sắc.

Video: Trang điểm cho nàng ngực lép



Bạn sẽ ngạc nhiên trước cách thực hiện dễ dàng này. Lần tới khi đi ra ngoài với một chiếc váy có cổ khoét sâu hay váy cổ trễ, bạn có thể áp dụng cách này để trông mình quyến rũ, hấp dẫn hơn! (Thủ thuật này rất phổ biến với những người nổi tiếng).

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

10 thực phẩm chăm sóc da khỏe đẹp trong mùa đông

Làm đẹp da
Ngay cả khi bạn ít có dịp lộ trần làn da đẹp của mình trong những tháng mùa đông, nhưng việc chăm sóc cho làn da vẫn rất quan trọng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những gì bạn ăn có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng khô da và tia cực tím, giảm thiểu nếp nhăn và thúc đẩy làn da mịn màng. Có rất nhiều loại thực phẩm sẵn có trong mùa đông mang lại lợi ích cho làn da của bạn.

Bưởi

Chọn bưởi màu hồng, vì bưởi hồng có sắc hồng đỏ từ lycopene, một chất carotenoid giữ cho làn da của bạn mịn màng. Trong một nghiên cứu công bố năm 2008 trên Tạp chí Dược phẩm Châu Âu European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số 20 người được nghiên cứu, những người có nồng độ lycopene cao có làn da mịn màng hơn. Bạn cũng có thể bổ sung lycopene từ các nguồn thực phẩm như cà chua, cà rốt, dưa hấu, ổi và ớt đỏ.

Cà phê

Uống một tách cà phê hàng ngày có thể giúp bạn giảm được nguy cơ mắc ung thư da. Một nghiên cứu được thực hiện ở 93.000 phụ nữ đăng trên tờ tạp chí European Journal of Cancer Prevention cho biết, những người uống một tách cà phê mỗi ngày sẽ giảm được 10% nguy cơ mắc ung thư da hắc tố. Và nếu họ càng uống - khoảng sáu tách hoặc hơn sau tách mỗi ngày - nguy cơ sẽ thấp hơn. Caffein dường như không cung cấp sự bảo vệ giống nhau.

Quả đậu tương (đậu nành)

Quả đậu nành rất giàu chất isoflavones - và isoflavones có vai trò như chất chống oxy hóa, có tác dụng truy tìm và tiêu diệt các gốc tự do có hại gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Isoflavone cũng có thể giúp bảo vệ da - collagen làm săn chắc da - làn da của bạn kém dần sự săn chắc ở độ tuổi 20.

Trà

Nghiên cứu chỉ ra rằng caffein trong trà(hoặc cà phê) có thể giúp bảo vệ làn da của bạn không bị ung thư da. Caffeine cơ bản có khả năng giết chết các tế bào tiền ung thư da và tế bào da bị tia cực tím gây hại bằng cách ngăn chặn một loại protein các tế bào ung thư cần để có thể phân chia, Bác sĩ y khoa, tiến sĩ vật lý, Paul Nghiêm, giáo sư da liễu tại Đại Học Y Khoa Washington giải thích. Trong một nghiên cứu trong đó những con chuột được tiếp xúc với tia cực tím B gây cháy nắng, chất caffeine đã ức chế sự hình thành các khối u da.

Cà rốt

Cà rốt có chứa carotenoids beta carotene và lycopene - cả hai đều có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím. Trong một nghiên cứu thử nghiệm, những người tham gia đã được tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím, kết quả cho thấy họ chỉ bị  bị đỏ da dưới 50% sau khi uống khoảng 1 + 2/3 chén nước ép cà rốt hoặc ăn 2 + 1/2 muỗng canh bột cà chua hàng ngày ngoài chế độ ăn uống thường xuyên trong vòng từ 10 đến 12 tuần.

Cá ngừ

Tiến sĩ Homer S. Black, giáo sư danh dự của khoa da liễu tại Đại học Y Baylor ở Houston cho biết: Cá ngừ - và các loại cá giàu omega-3 khác - có thể giúp cho làn da của bạn trở  nên trẻ trung và ngăn ngừa ung thư da. EPA (axit eicosapentaenoic ), một loại  chất béo omega-3 trong các loại cá béo, đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ collagen, một loại protein dạng sợi giúp da săn chắc. Và EPA kết hợp với các omega-3 khác trong cá, gồm DHA (axit docosahexaenoic ), giúp ngăn ngừa ung thư da bằng cách giảm các hợp chất gây viêm có thể thúc đẩy tăng trưởng của khối u. Vì vậy hãy đặt ra mục tiêu ăn cá khoảng hai lần mỗi tuần: không chỉ có chất omega-3 tốt cho làn da của bạn, chất này còn tốt cho tim của bạn.

Súp lơ xanh (Bông cải xanh)

Theo nghiên cứu từ năm 2007 được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ  American Journal of Clinical, sử dụng những nguồn thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như bông cải xanh, có thể giúp ngăn ngừa và phòng chóng sự xuất hiện của các nếp nhăn và tình trạng khô da liên quan đến tuổi, cho thấy . Vitamin C có tác dụng làm mịn da là do chúng có khả năng têu diệt các gốc tự do được tạo ra từ ​​tia cực tím và vitamin C cũng có vai trò trong việc tổng hợp collagen, một loại protein dạng sợi giúp da săn chắc.

Rau Bina (rau lá xanh)

Rau bina chứa rất nhiều chất lutein, một chất thuộc nhóm chất carotene có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia cực tím. Khi mua rau bina về, bạn hãy để chúng dưới ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu mới cho thấy rau bina được để dưới ánh nắng mặt trời liên tục trong khoảng 3 ngày thì lượng vitamin C, hàm lượng K, E, folate và các carotenoid lutein và zeaxanthin sẽ cao hơn.

Ca cao

Ca cao (trà và rượu vang đỏ) có chứa một loại flavonoid được gọi là epicatechin. Một nghiên cứu được thực hiện với24 phụ nữ, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho hay: uống một loại đồ uống ca cao hàm lượng cao chất epicatechin trong khoảng 12 tuần sẽ giúp cải thiện cấu trúc da. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng chất epicatechin làm tăng lưu lượng máu đến da, tăng cường dinh dưỡng và cung cấp oxy - cả hai yếu tố cần thiết để giữ cho làn da khỏe mạnh.

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là loại nấm quý hiếm, từ xa xưa đã là thứ thảo dược quý hiếm dùng cho các bậc vua chứa, quan lại. Khoa học nghiên cứu hiện đại đã tiến hành nghiên cứu nấm lim xanh. Các bác sĩ, các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã kết luận nấm lim xanh có hàm lượng cao các vitamin A, B, C, D, E, K, chất Selenium, Polysaccharide,... rất tốt cho làn da. Các chất này có tác dụng rất lớn trong việc làm chậm quá trình lão hóa, giúp loại bỏ tàn nhang, nám da, ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn. Đặc biệt trong những ngày đông giá lạnh, khô hanh, nấm lim xanh giúp làn da của bạn không bị khô, nứt, bong da, giúp làn da căng tràn sự sống, tươi trẻ hơn.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Chăm sóc làn da khỏe đẹp để giữ vẻ trẻ trung cho chị em

Chăm sóc làn da khỏe đẹp để giữ vẻ trẻ trung cho phụ nữ
Bạn không bao giờ rời khỏi nhà mà không bôi kem chống nắng của bạn, vậy tại sao bạn vẫn có các nếp nhăn và đốm nâu trên da? Hóa ra, có nhiều tác nhân gây lão hóa nhanh, không chỉ có tia cực tím khi bạn ra ngoài nắng. Chế độ ăn uống của bạn, thói quen ngủ của bạn, và thậm chí cả kế hoạch du lịch của bạn có thể làm cho bạn trông già hơn. Hãy tìm hiểu những gì thực sự làm lão hóa làn da của bạn và làm thế nào để ngăn chặn nó tiến triển.

Ô nhiễm và ô nhiễm không khí tạo ra các gốc tự do trong cơ thể bạn, gây tổn hại DNA của chúng ta. Điều đó có thể dẫn đến sự mất mát collagen, elastin và axít hyaluronic trong da, gây ra nếp nhăn. Một nghiên cứu của Đức cũng thấy rằng những phụ nữ tiếp xúc với nồng độ cao của khí thải giao thông, bồ hóng, và các chất ô nhiễm khác có nhiều đốm nâu trên da. Đây là những gì bạn có thể làm để bảo vệ làn da của bạn:
  • Không tẩy tế bào chết (tẩy da chết) quá thường xuyên. Tẩy da sử dụng axít alpha hydroxy làm phá vỡ rào cản của da, làm cho nó cho các chất ô nhiễm môi trường dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Chỉ nên làm một lần hoặc hai lần một tuần.
  • Lựa chọn thực phẩm có chứa nhiều chất oxy hóa tự nhiên, xem thêm ở bài Thực phẩm giúp dưỡng da.
  • Sử dụng kem chống nắng có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Khi nhiệt độ và độ ẩm giảm, da đi từ trạng thái ngậm nước sang khô và bong tróc. Không khí lạnh, khô không phải là điều duy nhất gây ra rắc rối. Nhiệt độ cao có thể dẫn đến đỏ bừng và thậm chí hỏng mao mạch. Phơi nhiễm nhiều lần với nhiệt độ cao có thể làm là da bạn đỏ tấy hoặc bị hỏng da, và có thể làm cho bạn trông già hơn. Để đối phó với khí hậu khắc nghiệt, bạn thực hiện các cách sau:
  • Tăng cường lớp bảo vệ da sẽ giúp bảo vệ nó khỏi các yếu tố khắc nghiệt. Hãy tìm một loại kem dưỡng ẩm bao gồm các ceramides, phospholipid (axit béo), axít hyaluronic.
  • Uống nước và sử dụng các loại hoa quả để giữ đủ lượng nước cho cơ thể, nhờ đó mà da có đủ độ ẩm. Tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao hay ánh nắng, mặc áo chống nắng khi ra ngoài trời trong mùa hè. Tạo độ ẩm trong môi trường không khí khô như các thiết bị phun sương nước mà bạn có thể tìm thấy ngoài các cửa hàng điện gia dụng.
  • Không nên tắm hơi nếu bạn dễ bị vỡ mao mạch.
Xem thêm 10 thực phẩm chăm sóc da khỏe đẹp trong mùa đông

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Thực phẩm dưỡng da mùa đông

Chăm sóc da mùa đông
Với thực phẩm tốt cho da, bạn không còn phải lo lắng về thời gian và tác dụng phụ khi phải áp dụng trực tiếp các cách chăm sóc da vào khuôn mặt của bạn.

Bạn đang mất 10 phút mỗi buổi sáng để dưỡng ẩm da mà vẫn còn phải đối phó với khô da, bong tróc da... Không chỉ là thói quen làm đẹp bạn cần điều chỉnh thời gian với các việc khác trong mùa đông, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn nữa. Hãy xem các loại thực phẩm giữ cho da của bạn tuyệt đẹp trong mùa đông này:

Cá hồi

Cá nước lạnh này chứa đủ các chất béo Omega-3 để giữ cho các tế bào da của bạn hoạt động tốt nhất. Một màng tế bào khỏe mạnh giúp tế bào hoạt động tốt khi nhận các chất dinh dưỡng trong khi cho phép các chất thải đi ra dễ dàng, như vậy mà bạn có làn da mặt đẹp và tươi sáng. Omega-3 giúp giảm viêm khắp cơ thể, bao gồm cả làn da. Điều đó cũng có nghĩa cánh tay không còn các vết đỏ ngứa hơn.

Rau có lá màu xanh

Rau lá xanh (chứa nhiều vitamin quan trọng) như rau bina và cải xoăn có chứa lutein, một hợp chất thực vật tạo lá chắn cho da chống lại tia cực tím UV. Trong khi bạn không đến bãi biển vào mùa đông, làn da của bạn vẫn cần được bảo vệ quanh năm. Thậm chí bị cháy nắng nhẹ có thể làm cho bạn khô và bị kích thích nhiều hơn bình thường. Vì lutein hấp thụ tốt hơn khi ăn cùng với một chất béo, thêm một ít dầu ô liu vào món rau sống hoặc nấu rau của bạn trong dầu ăn.

Nấm

Các loại nấm chứa chiều vitamin bảo vệ da và các chất chống oxy hóa hàng đầu giúp da bạn đẹp và khỏe mạnh quanh năm. Xem thêm Chăm sóc, làm đẹp da tự nhiên với nấm.

Trứng

Vitamin E có nhiều thuộc tính chống oxy hóa rất quan trọng cho sức khỏe của da, nhưng nó thường được tìm thấy trong thực phẩm có nhiều calo. Thay vì thúc đẩy chế độ ăn uống của bạn với các chất bổ sung, bạn còn có thêm vitamin E từ trứng trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể có thêm vitamin E với một số ít hạnh nhân. Vitamin E giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do, có nghĩa là bạn bị kích ứng da ít hơn và có một làn da khỏe mạnh.

Quả mọng nước

Khi bạn đang bị mất nước, bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho các tế bào da. Vì vậy, ngoài việc uống nhiều nước, thêm các loại thực phẩm giàu nước hơn cho chế độ ăn uống của bạn, như các loại hoa quả có chứa nhiều nước.

Giải pháp giảm cân nhanh, giảm 12kg mỡ bụng chỉ trong 5 tuần - Tạp chí Women's Health

Helen Hasman
BÁO CÁO ĐẶC BIỆT: Làm thế nào để giảm 12 kg mỡ ở bụng chỉ trong 5 tuần với một chế độ ăn uống khoa học mà những người nổi tiếng đã áp dụng? Bài viết do Helen Hasman điều tra một giải pháp giảm cân kỳ lạ được phổ biến nhanh chóng trên toàn thế giới được đăng trên Tạp chí Sức khỏe phụ nữ Women's Health.

Trong một vài tháng qua độc giả của chúng tôi đang rất hào hứng với hai sản phẩm trên mạng internet, hai sản phẩm này hoàn toàn không có nguy cơ rủi ro, chúng đang giúp phụ nữ trên toàn thế giới giảm mỡ ở xung quanh bụng của họ. Những người dùng sản phẩm này là những người đã rất quen thuộc trên các chương trình truyền hình nổi tiếng.

Một số người nổi tiếng như Janet Jackson, Kylie Minogue và Nicole Kidman, tất cả đều đã giảm được một số lượng đáng kể chất béo của cơ thể chỉ với một chế độ ăn uống này.

Như bạn biết đấy, giảm cân thường là một thách thức khó khăn. Chúng tôi đã đánh giá rất nhiều các chế độ ăn uống đang được áp dụng trong những năm qua và thấy rằng tất cả thường không đạt kết quả và thường mang lại cho những người muốn giảm cân sự thất vọng mà thôi.

Lý do tại sao hầu hết các chế độ ăn uống đó không mang lại kết quả, theo ý kiến của chúng tôi là do các chế độ đó đưa ra những hạn chế không thực tế với lối sống hiện tại của chúng ta. Một số người ủng hộ ăn rất nhiều protein (để tiêu hao lượng mỡ thừa) trong khi những người khác nhấn mạnh vào carbohydrate. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ phải thay đổi quyết liệt với các loại thực phẩm bạn ăn và khi bạn ăn chúng. Trong báo cáo đặc biệt này, chúng tôi tập trung sâu vào một xu hướng giảm cân mới, phương pháp này hứa hẹn mang lại một sự  thay đổi lớn.

Bạn có lẽ đã từng nghe nói về thuốc Vimax Detox vô cùng phổ biến trên các trang tin tức. Đó là một chất tẩy rửa ruột kết rất mạnh mẽ, cho phép bạn giảm cân bằng cách loại bỏ tất cả các độc tố trong cơ thể của bạn. Bạn đã nghe nói về Raspberry Xeton? Chúng đã được gọi là một "chất đốt cháy chất béo trong một cái hộp" và chúng tôi đồng ý. Điều quan trọng giúp bạn giảm cân hiệu quả với phương pháp này là bạn nên sử dụng cả hai sản phẩm với nhau để giảm cân ở mức tối đa.

Bởi vì chúng tôi đã tiến hành điều tra, xác minh các câu chuyện về việc giảm cân hiệu quả của mọi người trên thế giới nên chúng tôi khẳng định rằng xu hướng giảm cân này nên được nghiên cứu kỹ hơn. Hơn nữa, chúng tôi thấy nó thu hút được sự quan tâm của nhiều người vì họ sẽ không phải thay đổi nhiều lối sống hiện tại của họ.

Trên blog của mình, cô Mary F có viết

"Tôi không thể tin rằng biện pháp này lại dễ dàng đến vậy. Tôi không thay đổi chế độ ăn uống của tôi hoặc thói quen hàng ngày của tôi, nhưng chất béo bị đốt cháy như bơ vậy. Tôi rất thích biện pháp này!

Trong lần kiểm tra sức khỏe, tôi không thể tin rằng tôi là con lợn vàng nhờ biện pháp này kể từ khi tôi định kết hôn. Tôi muốn giảm 7kg cho đám cưới của tôi. Để thử chế độ ăn uống kết hợp, tôi đã mua loại thuốc này từ nhà sản xuất về để dùng. Chúng tôi đã liên lạc với công ty và có một chai Vimax Detox cũng như Raspberry Ketones miễn phí dùng thử. Mặc dù có rất nhiều cách để giảm cân, tôi đã chọn những sản phẩm này vì họ là những nhà cung cấp có uy tín nhất và đáng tin cậy trên thị trường. Tôi đã giảm 10kg trong 4 tuần mà không cần phải có chế độ ăn uống đặc biệt nào, cũng không cần tập thể dục nặng.”

Ở trên là các thông tin đa dạng giúp bạn cập nhật xu hướng giảm cân trên thế giới.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tại sao cần biết về tiêm phòng, tiêm chủng, hệ miễn dịch

Thuật ngữ tiêm phòng và tiêm chủng có nghĩa khác nhau nhưng cả hai liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn. Tiêm phòng là tiêm các yếu tố gây bệnh yếu như vắc xin để cơ thể nhận biết và phòng ngừa. Tiêm chủng là những gì xảy ra trong cơ thể của bạn sau khi bạn đã tiêm phòng. Thuốc chủng ngừa kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để nó có thể nhận biết bệnh và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng hoặc bệnh truyền nhiễm trong tương lai (ví dụ: bạn trở nên miễn dịch với nhiễm trùng).

Hai thuật ngữ này có cách gọi chung là "chủng ngừa", là một cách để cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn một cách chủ động để cơ thể có nhận biết, ứng phó và ngăn chặn các bệnh nguy hiểm trong tương lai. Giống như kích hoạt hệ thống cảnh bảo sớm của cơ thể để tăng sức chiến đấu chống lại các virus, vi khuẩn mà hệ miễn dịch của cơ thể đã biết hoặc chưa biết.

Chủng ngừa làm việc như nào
  • Chủng ngừa cho con biết cơ thể làm thế nào để tự bảo vệ mình khi mầm bệnh như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập.
  • Đưa vào cơ thể bạn (tiêm) một số lượng rất rất nhỏ và an toàn các vi rút hoặc vi khuẩn đã bị suy yếu hoặc bị giết.
  • Hệ miễn dịch của bạn sau đó sẽ học cách nhận biết và tấn công các mầm bệnh trong hiện tại và tương lai nếu bạn gặp phải.
  • Kết quả là, bạn sẽ không bị bệnh hoặc chỉ bị nhiễm trùng/ lây nhiễm nhẹ. Đây là một cách tự nhiên để đối phó với các bệnh truyền nhiễm.
4 loại vắc-xin khác nhau hiện đang có:
  • Vắc xin sử dụng các virus sống đã được làm yếu (hoặc giảm độc lực). Các vắc xin bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) và vắc xin thủy đậu là những ví dụ của loại hình này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về virus Rubella nguy hiểm cho phụ nữ mang thai trên báo chí để biết cách phòng tránh.
  • Vắc xin sử dụng các virus chết (bất hoạt) được làm từ một loại protein hoặc phần nhỏ khác lấy từ một loại virus hay vi khuẩn. Cúm là một ví dụ của loại vắc xin này.
  • Vắc xin độc tố có chứa chất độc hoặc chất hóa học được làm từ vi khuẩn hoặc virus. Nó làm cho bạn miễn dịch với những tác hại của nhiễm trùng, nhiểm khuẩn và các lây nhiễm khác. Ví dụ của loại này là các vắc xin bạch hầu và uốn ván.
  • Vắc xin sinh học tổng hợp có chứa các chất nhân tạo tương tự như thành phần của virus hoặc vi khuẩn. Vắc xin Hib liên hợp (Haemophilus influenzae type B) là một ví dụ.
Tại sao cần tiêm chủng
  • Trẻ sơ sinh , trẻ em, trẻ mới biết đi liên tục phải tiếp xúc với mầm bệnh từ cha mẹ, người lớn khác, anh chị em, ở nơi công cộng, và từ những đứa trẻ khác ở trường học. Và ngày nay, du lịch phát triển, bạn và em bé của bạn có thể tiếp xúc với các bệnh từ các quốc gia khác mà bạn không nghĩ tới.
  • Trong một vài tuần sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh có một số bảo vệ được truyền từ mẹ qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ. Sau một thời gian ngắn, bảo vệ tự nhiên này mất đi.
  • Chủng ngừa giúp bảo vệ trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng/lây nhiễm phổ biến. Ví dụ như uốn ván, bạch hầu, bệnh quai bị, sởi, ho gà, viêm màng não và bại liệt.
  • Chủng ngừa mới bảo vệ trẻ em và người lớn chống lại các loại bệnh rubella (sốt phát ban lây lan do virus Rubella, nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh), viêm phổi, và viêm tai.
  • Các loại bệnh nhiễm trùng/lây nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng của người bệnh, và có thể dẫn đến tàn tật suốt đời. Do có chủng ngừa, các bệnh này bây giờ rất hiếm gặp phải theo các thống kê y tế.
Vấn đề an toàn tiêm phòng
  • Nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng rằng một số vắc xin là không an toàn và có thể gây hại cho thai hoặc trẻ nhỏ. Họ có thể trì hoãn hoặc thậm chí từ chối tiêm phòng. Tuy nhiên, điều quan trọng là cũng phải suy nghĩ về những rủi ro của việc không tiêm phòng.
  • Một số người tin rằng vắc xin gây ra bệnh tự kỷ hoặc ADHD. Họ đang lo lắng rằng một lượng nhỏ thủy ngân được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin đa liều sẽ gây ra bệnh tự kỷ. Đa liều có nghĩa là nhiều liều thuốc chủng ngừa có trong một chai.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cho thấy có nguy cơ này:
  • Các chuyên gia của viện The American Academy of Pediatrics và The Institute of Medicine (IOM) đồng ý rằng không có thuốc chủng ngừa hoặc bất kỳ vắc xin nào chịu trách nhiệm về số lượng trẻ em hiện đang được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.
  • Họ kết luận rằng những lợi ích của vắc xin lớn hơn những rủi ro.
  • Nếu bạn vẫn còn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tự kỷ hoặc ADHD, hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá về các hình thức đơn liều của thuốc chủng ngừa. Tất cả các loại vắc xin ở nơi sản xuất không chứa thủy ngân bổ sung.
Các rủi ro khác mà bạn có thể đã nghe:
  • Một số cha mẹ lo lắng rằng họ hoặc con của họ có thể bị lây nhiễm từ chính vắc xin họ sử dụng, điều này rất khó xảy ra trừ khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu.
  • Mặc dù rất hiếm, phản ứng dị ứng với vắc xin là có thể xảy ra.
  • Một số loại vắc xin sống có thể rất nguy hiểm cho thai nhi của một người phụ nữ mang thai. Chúng bao gồm các vắc xin sởi, quai bị và rubella, thủy đậu và vắc xin cúm dạng xịt mũi.
Như nhiều loại thuốc, luôn có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, quyết định không thực hiện chủng ngừa cho bản thân hoặc cho con của bạn đặt cả hai vào nguy cơ bị lây nhiễm nghiêm trọng. Những lợi ích tiềm năng từ khi có vắc xin vượt xa những rủi ro tiềm ẩn.

Lịch chủng ngừa
  • Lịch trình tiêm chủng được đề nghị cập nhật ít nhất mỗi 12 tháng bởi các tổ chức như Viện Hàn lâm Nhi Khoa Mỹ. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính của bạn về chủng ngừa cụ thể cho bạn hoặc con bạn. Mỗi lần khám bác sĩ, hỏi về chủng ngừa được đề nghị tiếp theo.
  • Chủng ngừa không chỉ cho trẻ em. Bạn cần tìm hiểu về các vắc xin uốn ván tăng cường, chích ngừa cúm, viêm gan A và B, vắc-xin phế cầu khuẩn, Rubella (đặc biệt phụ nữ mang thai cần tránh Rubella), thủy đậu, viêm màng não...
Thông tin cần cho bạn khi đi du lịch quốc tế
  • Trang web của CDC (www.cdc.gov) cho du khách các thông tin chi tiết về chủng ngừa và biện pháp phòng ngừa khác. Nhiều chủng ngừa cần được thực hiện ít nhất một tháng trước khi đi.
  • Hãy nhớ mang theo hồ sơ chủng ngừa của bạn khi bạn đi du lịch quốc tế. Một số quốc gia yêu cầu các tài liệu này.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Đau lưng dưới - Nguyên nhân và cách chữa

Đau vùng phía dưới lưng, đau lưng dưới hay còn gọi là đau lưng dưới gần mông, đau lưng dưới hông, đau nhức vùng thắt lưng là lý do thứ 2 khiến người Mỹ phải tới khám bác sĩ - chỉ đứng sau bệnh cảm lạnh và cúm. Lưng dưới phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể và gánh đỡ các vận động khác nhau. Còn có các nguyên nhân khác mà bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu dưới đây.

Cảm giác đau ở lưng dưới hông của bạn có thể đến từ cột sống, cơ, dây thần kinh, hoặc các cơ quan khác trong khu vực đó. Nó cũng có thể tỏa ra từ các khu vực khác như giữa hoặc trên lưng, thoát vị ở bẹn, hoặc một vấn đề ở tinh hoàn hoặc buồng trứng. Bạn có thể cảm thấy một loạt các triệu chứng nếu bạn làm tổn thương vùng lưng. Bạn có thể thấy ngứa ran hoặc cảm giác nóng rát, đau không rõ lý do, hoặc đau nhói. Bạn cũng có thể thấy yếu ở chân hoặc bàn chân của bạn kèm theo với đau lưng.

Có một nguyên nhân thực sự nào đó đã gây ra cơn đau của bạn. Bạn có thể đã làm nhiều điều không đúng cách - như đứng, ngồi, hoặc nâng trong một thời gian dài. Sau đó, đột nhiên, chỉ với một chuyển động đơn giản dẫn đến cảm giác đau đớn ở lưng, như với một cái gì đó trong phòng tắm hoặc động tác nào đó gây uốn nhẹ từ thắt lưng của bạn.

Những điều cần lưu ý:

Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ có ít nhất một lần đau lưng trong cuộc đời. Đau lưng hoặc tình trạng tương tự như vậy có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào ở trên lưng, nhưng khu vực chúng ta thường bị đau nhiều nhất là phía dưới lưng. Đó là do lưng dưới phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể.

Đau vùng phía dưới lưng là lý do thứ 2 khiến người Mỹ phải tới khám bác sĩ - chỉ đứng sau bệnh cảm lạnh và cúm. Nhiều cơn đau lưng xảy ra trong lúc chúng ta làm việc. Nhưng bạn có thể thay đổi điều đó. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị đau lưng.

Hầu hết các bệnh về lưng sẽ được khắc phục bởi chính chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khi nào chúng ta cần tới sự giúp đỡ của các loại thuốc và khi nào thì tình trạng đau lưng chỉ cần dùng tới các biện pháp nghỉ ngơi, tự chăm sóc là cũng đã được cải thiện.

Đau lưng có thể là cấp tính (xảy ra trong khoảng thời gian ngắn), kéo dài chưa đầy một tháng, hoặc mãn tính (dài hạn, liên tục, không ngừng), kéo dài lâu hơn ba tháng. Trong khi bị đau lưng cấp tính thường xảy ra nhiều hơn một lần một tháng, đau lưng mãn tính lại không xảy ra thường xuyên như vậy.

Nguyên nhân:

Ban đầu, bạn sẽ thường chỉ cảm thấy đau lưng sau khi bạn nhấc một vật nặng, khi di chuyển bất ngờ, do ngồi lâu một chỗ, hoặc sau một chấn thương hoặc tai nạn. Nhưng trước đó thì cấu trúc xương lưng của bạn có thể đang bị mất đi sự khỏe mạnh vốn có của nó.

Liệu cấu trúc xương lưng của chúng ta có liên quan tới tình trạng đau lưng hay không, điều đó gần như vẫn chưa được xác định. Cho dù được xác định là có liên  quan hay không, có một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng đau lưng bao gồm:
  • Phình động mạch chủ
  • Thoái hóa đĩa đệm cột sống
  • Các bệnh về thận, ví dụ như nhiễm trùng hoặc sỏi thận
  • Co thắt cơ (cơ bắp rất căng dẫn đến tình trạng chuột rút)
  • Các bệnh khác như đau đau ở cơ và khớp
  • Liên kết kém của các đốt sống
  • Đĩa vị bị vỡ hoặc thoát vị
  • Loãng xương khiến các xương cột sống bị gãy
  • Hẹp ống sống (hẹp ống tủy sống )
  • Vẹo cột sống ( như vẹo cột sống hoặc bệnh gù ) hay xảy ra ở trẻ em hoặc thiếu niên
  • Gân hay là cơ hoặc dây chằng hỗ trợ phía sau bị rách, bị căng quá mức
Đau lưng có thể do bất kỳ nguyên nhân nào liên quan đến co thắt của các cơ bắp hỗ trợ bên cạnh cột sống. Tình trạng co thắt cơ và cứng khớp kèm theo đau lưng có thể khiến chúng ta cảm thấy cực kì khó chịu.

Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh đau lưng nếu bạn:
  • Trên 30 tuổi
  • Đang trong thời gian mang thai
  • Cảm thấy căng thẳng hoặc trầm cảm
  • Có ngưỡng chịu đau thấp.
  • Mắc bệnh viêm khớp hoặc loãng xương
  • Có tư thế ngồi, đi, đứng xấu
  • Hút thuốc lá, không tập thể dục, hoặc thừa cân
  • Làm việc trong môi trường xây dựng, hay các công việc đòi hỏi phải mang vác nặng, hay phải cúi gập người, hoặc chuyển động toàn thân như lái xe tải hoặc người điều khiển thiết bị phun cát.
Đau lưng là biểu hiện của các cơ quan trong khung chậu hoặc ở nơi khác bao gồm:
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Bệnh lạc nội mạc tử cung
  • Sỏi thận
  • Ung thư buồng trứng
  • U nang buồng trứng
  • Xoắn tinh hoàn (tinh hoàn xoắn)
Cách chữa và phương pháp điều trị tại nhà:

Nhiều người sẽ cảm thấy tốt hơn sau khoảng một tuần bị đau lưng. Sau 4-6 tuần, đau lưng có thể sẽ biến mất hoàn toàn. Để có thể nhanh chóng khỏe hơn, hãy thực hiện ngay những bước dưới đây ngay từ khi lần đầu tiên bạn bị đau lưng.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về bệnh đau lưng chính là việc cho rằng bạn cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động trong một thời gian dài. Trong thực tế, việc nằm nghỉ trên giường là điều không nên .

Nếu bạn không có các dấu hiệu nào chứng tỏ đó là nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến bệnh đau lưng của bạn (như mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, suy nhược cơ thể, sụt cân, hoặc sốt ), bạn nên giảm hoạt động thể chất trong vài ngày. Và sau đó bạn hãy dần dần trở lại với các hoạt động bình thường. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn xử lý cơn đau đầu trong giai đoạn đầu:
  • Tạm ngừng các hoạt động thể chất hàng ngày trong vài ngày. Điều này giúp làm dịu các triệu chứng và giảm viêm.
  • Dùng nhiệt hoặc đá lạnh chườm vào vùng bị đau. Trước tiên, trong vòng 48-72 giờ đầu tiên, hãy dùng đá lạnh để chườm, sau đó hãy dùng tới nhiệt.
  • Sử dụng thuốc thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc acetaminophen (Tylenol) mà không có sự kê đơn của bác sĩ.
  • Trong khi ngủ, hãy thử nằm với tư thế gập người, giống như tư thế của bào thai, đặt một cái gối giữa hai chân của bạn. Nếu bạn thường nằm ngửa khi ngủ, đặt một chiếc gối hoặc khăn đã được cuộn tròn lại và để dưới đầu gối của bạn để giảm bớt áp lực .
  • Trong 6 tuần sau khi bạn bị đau lưng, không thực hiện các hoạt động có liên quan đến việc nâng các vật nặng hoặc công việc khiến lưng của bạn phải vặn. Sau 2-3 tuần, bạn nên tiếp tục tập thể dục.
  • Bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, tốt cho tim mạch. Đi bộ, đạp xe tại chỗ, và bơi lội là những ví dụ tuyệt vời. Các bài tập háo khí như vậy có thể giúp máu lưu thông tốt tới lưng của bạn và kích thích việc điều trị đau lưng . Chúng cũng kích thích các cơ trong dạ dày và lưng của bạn .
  • Các bài tập liên quan tới kéo căng và tăng cường thể lực thì rất quan trọng trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu những bài tập này quá sớm sau chấn thương có thể làm cho cơn đau nặng hơn. Một bác sĩ vật lý trị liệu có thể giúp bạn quyết định thời gian để bắt đầu các bài tập kéo căng, các bài tập tăng cường và cách thức để luyện tập chúng.
Tránh các bài tập dưới đây trong thời gian vừa phục hồi nếu bác sĩ vật lý trị liệu của bạn chưa cho phép:
  • Đi bộ
  • Bóng đá
  • Golf
  • Múa ba lê
  • Tập tạ
  • Giơ chân lên khi nằm úp
  • Đứng lên ngồi xuống với hai chân thẳng (chứ không phải cong đầu gối)
Khi nào cần thiết  để liên lạc với một chuyên gia y tế

Hãy gọi bác sĩ của bạn nếu bạn có các biểu hiện sau:
  • Sốt không rõ nguyên nhân kèm theo đau lưng.
  • Đau lưng sau một cú va chạm  hoặc bị ngã mạnh.
  • Đỏ hoặc sưng ở lưng hoặc cột sống.
  • Đau dưới đầu gối.
  • Yếu hoặc tê ở mông, đùi, chân, hoặc khung xương chậu.
  • Đi tiểu ra máu.
  • Đau hơn khi bạn nằm xuống hoặc cơn đâu có thể làm bạn tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Rất đau .
  • Không kiểm soát được việc đi tiểu, đi ngoài.

Các trường hợp sau cũng cần đến sự trợ giúp của bác sĩ:
  • Sụt cân một cách đột ngột
  • Bạn sử dụng steroid hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch.
  • Bạn chưa bao giờ mắc bệnh đau lưng trước đây.
  • Bạn đã từng bị đau lưng nhưng cơn đau lần này hoàn toàn khác.
  • Cơn đau lưng lần này đã kéo dài hơn 4 tuần.
Nếu có bất kì một triệu chứng nào trong đó, bác sĩ sẽ cẩn thận kiểm tra xem liệu có dấu hiệu nhiễm trùng nào không (như viêm màng não, áp xe, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu ), đĩa vỡ, hẹp ống sống, thoát vị, ung thư, sỏi thận, tinh hoàn xoắn, hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác .

Những câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi bạn tại phòng khám:

Khi bạn lần đầu tiên gặp bác sĩ của bạn, bạn sẽ được hỏi những câu hỏi về cơn đau lưng của bạn, bao gồm cả mức độ thường xuyên xảy ra và mức độ nghiêm trọng của nó. Bác sĩ sẽ cố tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng của bạn và xem xét liệu cơn đau có sớm khỏi không nếu chỉ áp dụng biện pháp điều trị đơn giản như đá lạnh, thuốc giảm đau liều thấp, vật lý trị liệu, và các bài tập tể dục phù hợp. Hầu hết các trường hợp bị đau lưng, tình trạng sẽ được cải thiện với các phương pháp trên.

Câu hỏi sẽ bao gồm:
  • Cơn đau của bạn chỉ xảy ra ở một bên hay cả hai bên ?
  • Cơn đau của bạn như thế nào? Cơn đau nhẹ, nghiêm trọng, đau nhói hay đau như bị thiêu đốt ?
  • Đây là lần đầu tiên bạn bị đau lưng?
  • Khi nào cơn đau bắt đầu? Nó đã xảy ra đột ngột à?
  • Bạn vừa bị một chấn thương hoặc tai nạn nghiêm trọng à ?
  • Bạn đã làm những gì trước khi cơn đau xảy ra ? Bạn có nâng nhấc hoặc cúi không? Bạn làm việc với máy tính không? Bạn lái xe một quãng đường dài à?
  • Nếu bạn đã bị đau lưng từ trước, cơn đau lần này giống hay khác với mọi lần ? Khác như thế nào?
  • Bạn có biết nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng lần trước không?
  • Cơn đau lưng của bạn thường kéo dài bao lâu?
  • Bạn có cảm thấy đau ở chỗ nào khác ngoài lưng không, chẳng hạn như bị đau ở hông, đùi, chân hoặc ở bàn chân ?
  • Bạn có bị  tê hoặc ngứa ran không? Chân hay các bộ phận khác có bị đau yếu gì không?
  • Điều gì khiến cơn đau nặng hơn? Nâng, xoắn, đứng, hoặc ngồi mọt chỗ trong trong thời gian dài?
  • Điều gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn?
  • Hiện tại có những triệu chứng gì khác không? Như giảm cân? Sốt ? Thay đổi màu nước tiểu ? Thay đổi thói quen đi tiểu?
  • Trong khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ cố gắng xác định vị trí của cơn đau và tìm ra cách nó ảnh hưởng đến sự di chuyển của bạn. Bạn sẽ được yêu cầu :
  • Ngồi xuống, đứng lên và đi bộ. Trong khi đi bộ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cố gắng đi bộ bằng  đầu các ngón chân của bạn và sau đó là bằng gót chân.
  • Cúi gập người về phía trước, lạc hậu, và đi ngang.
  • Nâng chân của bạn thẳng lên trong khi nằm xuống. Nếu bạn bị đau hơn khi bạn thực hiện những điều đó, bạn có thể bị đau thần kinh tọa, đặc biệt là nếu bạn cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở chân.
  • Bác sĩ cũng sẽ di chuyển đôi chân của bạn ở các vị trí khác nhau, bao gồm trùng gối và thẳng đầu gối. Trong khi đó, các bác sĩ sẽ đánh giá sức mạnh của bạn cũng như khả năng di chuyển của bạn.
  • Để kiểm tra chức năng thần kinh, bác sĩ sẽ sử dụng một cái búa cao su để kiểm tra phản xạ của bạn. Tác động vào chân của bạn ở nhiều vị trí khác nhau với một cái ghim, bông tăm, hoặc lông kiểm tra hệ thống thần kinh cảm giác của bạn (xem bạn cảm thấy như thế nào). Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn để bạn sẽ nói tên khu vực mà bạn cảm nhận được ghim, bông tăm hay lông chạm vào bạn nhẹ hơn.
Hầu hết mọi người bị đau lưng sẽ khỏi sau 4-6 tuần. Do đó, bác sĩ của bạn có thể sẽ không thực hiện bất kỳ sự kiểm tra xét nghiệm nào trong lần khám đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng hoặc các biểu hiện nào dưới đây, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra, chiếu chụp ở ngay lần đầu tiên bạn đến khám:
  • Đau lưng đã kéo dài hơn một tháng
  • Bị tê
  • Yếu cơ
  • Tai nạn hoặc chấn thương
  • Sốt
  • Nếu bạn trên 65 tuổi
  • Bạn bị ung thư hoặc gia đình có tiền sử mắc ung thư
  • Giảm cân
Trong những trường hợp trên, các bác sĩ sẽ tìm kiếm một khối u, nhiễm trùng, gãy xương, hoặc rối loạn thần kinh nghiêm trọng. Các triệu chứng đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một trong số các bệnh kẻ trên. Sự xuất hiện của một khối u, nhiễm trùng, gãy xương, hoặc rối loạn thần kinh nghiêm trọng sẽ làm thay đổi phương pháp điều trị tình trạng đau lưng của bạn.

Bác sĩ có thể yêu cầu các bài kiểm tra sức khỏe bao gồm chụp X-quang, tủy ( X quang hoặc CT scan của cột sống sau khi thuốc nhuộm đã được tiêm vào cột sống ), CT cột sống thấp hơn, hoặc MRI cột sống thấp hơn.

Nhập viện, kéo căng, hoặc phẫu thuật cột sống chỉ nên được xem xét nếu bạn đang bị tổn thương thần kinh hoặc bệnh không được chữa khỏi sau một thời gian dài.

Vật lý trị liệu có tác dụng với rất nhiều người. Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần phải áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hay không và sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ trong khu vực của bạn . Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ bắt đầu sử dụng các phương pháp để làm giảm cơn đau của bạn . Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dạy cho bạn cách để ngăn chặn việc đau lưng quay lại.

Nếu cơn đau kéo dài hơn một tháng, bác sĩ chăm sóc chính của bạn sẽ giới thiệu bạn tới gặp bác sĩ chỉnh hình (chuyên gia về xương ) hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh (chuyên gia thần kinh ).

Phòng bệnh:

Tập thể dục là điều rất quan trọng để ngăn ngừa đau lưng xảy ra trong tương lai. Thông qua tập thể dục bạn có thể:
  • Cải thiện tư thế của bạn
  • Tăng cường sức mạnh cho lưng và cải thiện sự linh hoạt
  • Giảm cân
  • Tránh té ngã
Một chương trình tập thể dục hoàn chỉnh nên bao gồm hoạt động hiếu khí (như đi bộ, bơi lội, hoặc đạp xe tại chỗ ) cũng như bài tập kéo căng và tăng cường sức khỏe.

Để ngăn ngừa đau lưng, tìm hiểu cách để nâng và cúi gập cho đúng cũng rất quan trọng. Hãy thực hiện theo những lời khuyên sau:
  • Nếu gặp vật đó quá lớn hoặc khó khăn, hãy nhờ sự giúp đỡ.
  • Hai chân đứng dạng ra để có lực nhiều hơn.
  • Đứng càng gần vật bạn đang cần nâng càng tốt.
  • Trùng đầu gối xuống, không phải ở vòng eo.
  • Thắt chặt cơ bụng của bạn khi bạn nâng vật lên hoặc hạ thấp nó xuống.
  • Giữ vật ở mức gần nhất có thể với cơ thể .
  • Nâng sử dụng cơ bắp chân.
  • Khi bạn nhấc vật đó lên, KHÔNG cúi người về phía trước.
  • Không vặn người trong khi bạn đang cúi bưng các vật lên, nâng nó lên, hoặc vác nó.
Các biện pháp khác để ngăn ngừa đau lưng bao gồm:
  • Tránh đứng quá lâu. Nếu bạn phải đứng vì công việc của bạn, hãy thử sử dụng một chiếc ghế đẩu. Luân phiên đặt từng bàn chân lên trên đó.
  • Không mang giày cao gót. Sử dụng giày đế đệm khi đi bộ .
  • Khi ngồi làm việc, đặc biệt là nếu làm việc với máy tính, hãy chắc chắn rằng chiếc ghế của bạn có phần lưng ghế thẳng và có thể điều chỉnh được ghế, tay vịn và phần xoay của ghế.
  • Sử dụng một chiếc ghế kê dưới chân của bạn trong khi ngồi để đầu gối của bạn cao hơn so với hông của bạn.
  • Đặt một cái gối nhỏ hoặc khăn đã cuộn lại ở vùng phía dưới của lưng trong khi ngồi hoặc lái xe trong thời gian dài.
  • Nếu bạn lái xe đường dài, hãy dừng lại và đi bộ xung quanh mỗi giờ. Ngồi càng xa tay lái càng tốt để tránh bị gù. Đừng nhấc vật nặng ngay sau một chuyến đi dài.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Giảm cân.
  • Học cách thư giãn. Hãy thử các phương pháp như yoga, thái cực quyền, hoặc massage.

Tham khảo Bài tập chữa đau lưng, cột sống, thoát vị đĩa đệm