Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tại sao cần biết về tiêm phòng, tiêm chủng, hệ miễn dịch

Thuật ngữ tiêm phòng và tiêm chủng có nghĩa khác nhau nhưng cả hai liên quan đến hệ thống miễn dịch của bạn. Tiêm phòng là tiêm các yếu tố gây bệnh yếu như vắc xin để cơ thể nhận biết và phòng ngừa. Tiêm chủng là những gì xảy ra trong cơ thể của bạn sau khi bạn đã tiêm phòng. Thuốc chủng ngừa kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để nó có thể nhận biết bệnh và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng hoặc bệnh truyền nhiễm trong tương lai (ví dụ: bạn trở nên miễn dịch với nhiễm trùng).

Hai thuật ngữ này có cách gọi chung là "chủng ngừa", là một cách để cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn một cách chủ động để cơ thể có nhận biết, ứng phó và ngăn chặn các bệnh nguy hiểm trong tương lai. Giống như kích hoạt hệ thống cảnh bảo sớm của cơ thể để tăng sức chiến đấu chống lại các virus, vi khuẩn mà hệ miễn dịch của cơ thể đã biết hoặc chưa biết.

Chủng ngừa làm việc như nào
  • Chủng ngừa cho con biết cơ thể làm thế nào để tự bảo vệ mình khi mầm bệnh như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập.
  • Đưa vào cơ thể bạn (tiêm) một số lượng rất rất nhỏ và an toàn các vi rút hoặc vi khuẩn đã bị suy yếu hoặc bị giết.
  • Hệ miễn dịch của bạn sau đó sẽ học cách nhận biết và tấn công các mầm bệnh trong hiện tại và tương lai nếu bạn gặp phải.
  • Kết quả là, bạn sẽ không bị bệnh hoặc chỉ bị nhiễm trùng/ lây nhiễm nhẹ. Đây là một cách tự nhiên để đối phó với các bệnh truyền nhiễm.
4 loại vắc-xin khác nhau hiện đang có:
  • Vắc xin sử dụng các virus sống đã được làm yếu (hoặc giảm độc lực). Các vắc xin bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR) và vắc xin thủy đậu là những ví dụ của loại hình này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về virus Rubella nguy hiểm cho phụ nữ mang thai trên báo chí để biết cách phòng tránh.
  • Vắc xin sử dụng các virus chết (bất hoạt) được làm từ một loại protein hoặc phần nhỏ khác lấy từ một loại virus hay vi khuẩn. Cúm là một ví dụ của loại vắc xin này.
  • Vắc xin độc tố có chứa chất độc hoặc chất hóa học được làm từ vi khuẩn hoặc virus. Nó làm cho bạn miễn dịch với những tác hại của nhiễm trùng, nhiểm khuẩn và các lây nhiễm khác. Ví dụ của loại này là các vắc xin bạch hầu và uốn ván.
  • Vắc xin sinh học tổng hợp có chứa các chất nhân tạo tương tự như thành phần của virus hoặc vi khuẩn. Vắc xin Hib liên hợp (Haemophilus influenzae type B) là một ví dụ.
Tại sao cần tiêm chủng
  • Trẻ sơ sinh , trẻ em, trẻ mới biết đi liên tục phải tiếp xúc với mầm bệnh từ cha mẹ, người lớn khác, anh chị em, ở nơi công cộng, và từ những đứa trẻ khác ở trường học. Và ngày nay, du lịch phát triển, bạn và em bé của bạn có thể tiếp xúc với các bệnh từ các quốc gia khác mà bạn không nghĩ tới.
  • Trong một vài tuần sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh có một số bảo vệ được truyền từ mẹ qua nhau thai khi còn trong bụng mẹ. Sau một thời gian ngắn, bảo vệ tự nhiên này mất đi.
  • Chủng ngừa giúp bảo vệ trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng/lây nhiễm phổ biến. Ví dụ như uốn ván, bạch hầu, bệnh quai bị, sởi, ho gà, viêm màng não và bại liệt.
  • Chủng ngừa mới bảo vệ trẻ em và người lớn chống lại các loại bệnh rubella (sốt phát ban lây lan do virus Rubella, nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh), viêm phổi, và viêm tai.
  • Các loại bệnh nhiễm trùng/lây nhiễm có thể gây bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng của người bệnh, và có thể dẫn đến tàn tật suốt đời. Do có chủng ngừa, các bệnh này bây giờ rất hiếm gặp phải theo các thống kê y tế.
Vấn đề an toàn tiêm phòng
  • Nhiều bậc cha mẹ đang lo lắng rằng một số vắc xin là không an toàn và có thể gây hại cho thai hoặc trẻ nhỏ. Họ có thể trì hoãn hoặc thậm chí từ chối tiêm phòng. Tuy nhiên, điều quan trọng là cũng phải suy nghĩ về những rủi ro của việc không tiêm phòng.
  • Một số người tin rằng vắc xin gây ra bệnh tự kỷ hoặc ADHD. Họ đang lo lắng rằng một lượng nhỏ thủy ngân được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin đa liều sẽ gây ra bệnh tự kỷ. Đa liều có nghĩa là nhiều liều thuốc chủng ngừa có trong một chai.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã không cho thấy có nguy cơ này:
  • Các chuyên gia của viện The American Academy of Pediatrics và The Institute of Medicine (IOM) đồng ý rằng không có thuốc chủng ngừa hoặc bất kỳ vắc xin nào chịu trách nhiệm về số lượng trẻ em hiện đang được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.
  • Họ kết luận rằng những lợi ích của vắc xin lớn hơn những rủi ro.
  • Nếu bạn vẫn còn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tự kỷ hoặc ADHD, hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá về các hình thức đơn liều của thuốc chủng ngừa. Tất cả các loại vắc xin ở nơi sản xuất không chứa thủy ngân bổ sung.
Các rủi ro khác mà bạn có thể đã nghe:
  • Một số cha mẹ lo lắng rằng họ hoặc con của họ có thể bị lây nhiễm từ chính vắc xin họ sử dụng, điều này rất khó xảy ra trừ khi hệ miễn dịch của bạn suy yếu.
  • Mặc dù rất hiếm, phản ứng dị ứng với vắc xin là có thể xảy ra.
  • Một số loại vắc xin sống có thể rất nguy hiểm cho thai nhi của một người phụ nữ mang thai. Chúng bao gồm các vắc xin sởi, quai bị và rubella, thủy đậu và vắc xin cúm dạng xịt mũi.
Như nhiều loại thuốc, luôn có thể gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, quyết định không thực hiện chủng ngừa cho bản thân hoặc cho con của bạn đặt cả hai vào nguy cơ bị lây nhiễm nghiêm trọng. Những lợi ích tiềm năng từ khi có vắc xin vượt xa những rủi ro tiềm ẩn.

Lịch chủng ngừa
  • Lịch trình tiêm chủng được đề nghị cập nhật ít nhất mỗi 12 tháng bởi các tổ chức như Viện Hàn lâm Nhi Khoa Mỹ. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính của bạn về chủng ngừa cụ thể cho bạn hoặc con bạn. Mỗi lần khám bác sĩ, hỏi về chủng ngừa được đề nghị tiếp theo.
  • Chủng ngừa không chỉ cho trẻ em. Bạn cần tìm hiểu về các vắc xin uốn ván tăng cường, chích ngừa cúm, viêm gan A và B, vắc-xin phế cầu khuẩn, Rubella (đặc biệt phụ nữ mang thai cần tránh Rubella), thủy đậu, viêm màng não...
Thông tin cần cho bạn khi đi du lịch quốc tế
  • Trang web của CDC (www.cdc.gov) cho du khách các thông tin chi tiết về chủng ngừa và biện pháp phòng ngừa khác. Nhiều chủng ngừa cần được thực hiện ít nhất một tháng trước khi đi.
  • Hãy nhớ mang theo hồ sơ chủng ngừa của bạn khi bạn đi du lịch quốc tế. Một số quốc gia yêu cầu các tài liệu này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét